Câu hỏi 1: Nên đọc cuốn kinh nào cho đúng Pháp? Xuất gia ở đâu là chính Pháp, có bậc chân tu đạo hạnh?
Trả lời:
- Chúng ta đang ở trình độ nào thì phải tu từ trình độ ấy đi lên. Ví dụ: Là người trong tâm có nhiều bất thiện thì phải đến ngôi chùa đầu tiên dạy tu đạo đức để trở thành người biết kính Thầy, cha mẹ,... Khi đã biết yêu thương tha thứ, bắt đầu triển khai năm giới bằng các bài Pháp, thực hành thuần thục trong đời sống rồi mới đến tám giới; dùng tri kiến, huân tập tâm được thuần thục với Pháp, điều phục được thân mới bắt đầu chuyển sang giới của người xuất gia.
- Trên thực tế, tương quan giữa tâm và thân có một nghiệp lực nặng nề, khiến nghiệp trước chi phối thân rất nhiều. Cho nên, phải lấy tâm mới bằng tri kiến mới, tưới đẫm lên thân để thân được thuần thục, khinh an với các Pháp. Ví dụ: trước đây khi đang đứng, có người nhờ lấy đồ thì bực, không đi, tâm bật lại. Nhưng sau khi tu, tư duy được Pháp bố thí, đi lấy giúp với tâm hoan hỷ.
- Có những người khi vào tu hay dùng Pháp rất cao khiến người nghe bị xoay vần trong Pháp đó, trong khi người nói chưa chắc đã thực hành được mức thấp.
Câu hỏi 2: Trong ba tâm: sân hận, đố kỵ, kiêu mạn; tâm nào là gốc và phải quán tưởng, thực hành như thế nào?
Trả lời:
- Ba tâm sân hận, đố kỵ, kiêu mạn đều sinh từ ái và có tính chất đồng sinh ra, đồng tương tác (nhưng gốc là ái).
Ví dụ, người có tâm kiêu mạn thì sẽ đồng hành với tâm đố kỵ. Vì có đố kỵ thì có sân giận và người nào còn nhiều tâm sân giận thì cũng mang trong mình tâm đố kỵ, kiêu mạn.
- Khi còn sở hữu trong tâm, sẽ sử dụng tâm sân giận, đố kỵ và kiêu mạn bất cứ lúc nào khi gặp những việc bất như ý, vì chấp thủ cái kiến của bản thân.
Câu hỏi 3: Là người đã từng mắc lỗi lầm, muốn thay đổi thì cần phải làm gì? Và có tâm nguyện xuất gia thì phải nói gì để gia đình hiểu được việc xuất gia có lợi ích như thế nào?
Trả lời:
- Thay đổi lỗi lầm:
+ Người nhận ra lỗi lầm và muốn thay đổi là thiện căn rất lớn để tu học đạo Phật - bỏ ác, làm lành, ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện.
+ Muốn thay đổi cần theo dõi tâm kết hợp việc tu trong chúng. Nếu tu tập ở chùa, trong chúng có nội quy thì phải học cho kỹ để ép tâm, ép tư duy vào để thực hành. Cho nên, đi học Phật phải có giới nhưng muốn thành tựu giới phải có luật. Tức là sống ở đâu phải có quy định hợp với chính Pháp để uốn tâm vào quy định đó một cách thuần thục mới thay đổi được bản thân.
- Cách nói để gia đình hiểu được việc xuất gia có lợi ích: Con là người bất thiện nếu như sống trong môi trường bất thiện sẽ không làm chủ được mình; nên cần có môi trường để theo Thầy, theo bạn sửa đổi. Ở ngoài đời thì chắc chắn chưa kịp sửa đã làm ác. Nên mong mỏi được vào chùa tu tập một thời gian, nếu thích nghi với việc lành sẽ xuất gia vì xuất gia là việc thực hành được đạo đức lớn, thành tựu đạo đức cho mình và rời xa những đạo đức đau khổ đã gây ra trước đây.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.