1. Lỗi tự ý khi làm phận sự trong Pháp lục hòa
- Người không thực hành được lục hòa do biểu tướng:
+ Không chịu học Pháp lục hòa.
+ Tự ý, làm không đúng Pháp lục hòa.
- Cách để Đức Phật chuyển Pháp cho mình: Mình đã nương tựa vào Tam Bảo theo lời dạy của Đức Phật và chư Tăng, có CLB tu đúng Pháp lục hòa, đã biết về công đức của Pháp lục hòa. Cho nên, để thực hành lục hòa thì phải học Pháp lục hòa, không được tự ý; đồng thời, được phản ánh ý kiến của mình lên CLB nếu ở đạo tràng các ý kiến chưa được giải quyết.
- Cách để thực hành lục hòa theo quán niệm Đức Phật chuyển Pháp cho chính mình: Quán niệm hàng ngày Đức Phật chuyển Pháp cho bản thân. Ta chánh niệm tuyệt đối, lấy Pháp lục hòa làm ngọn đèn soi sáng mọi hành vi của bản thân. Lấy giới làm thầy, chánh Pháp làm ngọn đèn (trong lục hòa đã có giới). Như vậy, ta sẽ đi được trên con đường giải thoát, mới thực sự đảnh lễ Đức Phật chuyển Pháp luân.
- Việc làm sai phận sự và quả báo:
+ Làm bất cứ một việc gì không đúng nhiệm vụ phân công cũng là tự ý. Ở trong nhiệm vụ phân công, khi có việc gấp thì phải xử lý theo quy định; như vậy cũng trong sự cho phép, vẫn trong lục hòa. Ví dụ: Khi có người phải cấp cứu thì phải xử lý ngay, nhanh và luôn. Như vậy, vẫn trong Pháp lục hòa, cẫn trong sự cho phép, vẫn trong ý hòa đồng duyệt.
+ Chưa được phân công hướng dẫn người khác nhưng bản thân đã hướng dẫn, chia sẻ thì nó thuộc về giới trộm danh vì danh đó không thuộc về mình. Người trộm danh đời này sẽ mất danh, đời sau bị người khác lợi dụng khiến bị liên đới trách nhiệm. Trong kinh Từ Bi Địa Tạng Bảo Sám viết trộm danh trong đạo khi chết rơi vào địa ngục.
2. Phần trả lời các câu hỏi
Câu hỏi 1: Câu hỏi về Tứ Thánh tích và những địa danh của miền đất Phật.
1. Pháp Phật rất cao quý, Đức Phật rất cao quý, tại sao người dân ở đây lại không tu theo đạo Phật mà lại tu theo những đạo khác?
2. Tại sao nơi Đức Phật cao quý này mà Nhân dân ở đây lại không biết khôi phục lại những điểm Tứ Thành tích và những địa danh để làm nơi du lịch, tạo việc làm cho Nhân dân kiếm doanh thu.
3. Tại sao Đức Phật dạy chúng sinh chết đi xuống ba đường ác nhưng sao càng ngày dân số lại càng phát triển, sinh sôi đông.
Câu hỏi 2: Khi đến các Thánh tích, được Cô giảng giải, tâm con xúc động mãnh liệt; nhưng không hiểu sao đến lúc đi ra ngoài, cứ có việc, tự nhiên tâm lại ráo hoảnh, không khởi lên được nữa, những việc khác cứ che lấp, đến lúc tư duy lại thì không được như vậy nữa.
Câu hỏi 3: Được học Phật nên biết, khi đến Tứ Thánh tích, nếu là đệ tử Phật chân thật thì sẽ có chấn động tâm. Lần đầu tiên đến Tứ Thánh tích, khi mới đến, bản thân chưa có cảm xúc gì. Sau khi tham quan, được Cô giới thiệu và nghe bài trạch Pháp của Cô, lúc ấy tâm nhiều cung bậc cảm xúc, thấy những lỗi lầm và thấy như chấn động tâm. Mong muốn được chỉ dạy về việc này.
Câu hỏi 4:
1. Cô trạch giảng rằng, giáo Pháp của Phật tồn tại 10000 năm, do Đức Phật cho người nữ xuất gia nên chỉ tồn tại 5000 năm và những ai tinh tấn tu tập giữ giới, có các bậc vào Thánh giá sẽ giúp giáo Pháp giữ được lâu hơn.
Đang có sự thắc mắc nghi là trí của Phật không thể nào nói sai được, tức Đức Phật đã nói là 5000 năm thì chỉ tồn tại 5000 năm thôi. Không biết phần này là như thế nào ạ?
2. Ấn Độ là nơi khởi nguồn Phật giáo, cũng từng có rất nhiều Thánh Tăng xuất hiện. Vậy tại sao Phật giáo lại không phát triển ở Ấn Độ mà lại xuất hiện nhiều ngoại đạo phát triển lấn át và Phật giáo lại phát triển ở những nước khác?
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận (29)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Vũ Quảng Đông
Bùi thị Xuân
DANG THI OANH
Nguyễn Văn Khiêm
Nguyễn Mai Hương