Các hướng dẫn cần lưu ý khi thực hành nghi thức tu tập trong năm

Xem hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm tại link:
https://phamthiyen.com/huong-dan-chung-danh-cho-cac-nghi-thuc-tu-tap-trong-nam-c4447.html

I. Đối Tượng - Thể Thức - Địa Điểm - Thời Gian

1. Đối Tượng

Hai đối tượng:
- Nhân dân Phật tử.
- Phật tử câu lạc bộ Cúc Vàng đã bạch xong 49 ngày phát nguyện tu Lục Hòa.
Lưu ý: Nếu tu theo nhóm thì dùng theo nghi thức tương ứng với duyên của chủ sám.

2. Thể Thức

– Tu theo cá nhân, gia đình, hoặc nhóm, hoặc cả đạo tràng.

3. Địa Điểm

- Trước ban thờ.
- Tùy duyên ở nơi thanh tịnh
Lưu ý: Nếu tu thời khóa tụng kinh ở cơ quan, nơi công cộng,… thì tùy duyên đọc nhẩm, đọc bằng ý và mắt.

4. Thời Gian Tu

- Có trong từng nghi thức tu của chương trình phát động.
Lưu ý:
– Các ngày: mùng 3, 8, 14, 20, 30 (29 tháng thiếu) thì các Phật tử nghe Pháp, tu tập theo chương trình định kỳ của câu lạc bộ, chùa, nghỉ chương trình tu tập theo phát động của câu lạc bộ, nếu có thay đổi câu lạc bộ sẽ hướng dẫn riêng cho từng trường hợp.

– Tu bát quan trai đúng ngày và chuyển ngày đều không tu chương trình tu theo 3 tháng an cư kiết hạ của chư Tăng, đối với tu bù/tu đuổi tu thêm cũng thực hành như vậy.

II. Các Hình Thức Tu

1. Thời khóa tụng kinh

Có 3 cách tu:
- Cách 1: Tu theo nội dung nghi thức.
Tùy duyên có/không thực hành mục cúng dường; mục thỉnh hương linh và cúng thực.
- Cách 2: Tu theo chương trình phát trực tuyến của chùa.
- Cách 3: Tu kết hợp nghi thức với chương trình phát trực tuyến
Bước 1: Thực hiện trước nguyện hương, văn khấn theo các nghi thức.
Bước 2: Tham gia theo chương trình phát trực tuyến.
Bước 3: Sau khi hết chương trình trực tuyến, thì tu tiếp các phần còn lại của nghi thức, mà chương trình trực tuyến không có.
Lưu ý: Chương trình trực tuyến không có phần thỉnh hương linh và cúng thực, bạch cúng dường.

2. Thời khóa nghe Pháp/ngồi thiền

- Chắp tay bạch trước và sau khi nghe Pháp/ngồi thiền. Các nơi không thuận duyên chắp tay thì hướng tâm tới tôn tượng, tôn hình Phật.
- Có thể chia bài pháp và đề mục quán để nghe, thực hành làm 2, 3,… lần trong ngày.
- Đối với bài Pháp của Sư Phụ thì bắt buộc nghe phần Sư Phụ giảng, còn phần trả lời câu hỏi, chia sẻ các câu chuyện chuyển nghiệp thì tùy duyên có/không nghe.
- Thời gian ngồi thiền: Tùy duyên.

III. Sắm Lễ Bày Lễ

1. Sắm lễ - bày lễ trong các nghi thức tu tập

Tùy duyên 1 trong các trường hợp sau:
- Không sắm lễ
- Ba bát cơm, ba chén nước.
- Hoa, quả, nước
- Hoa, quả, cơm, nước…

2. Sắm lễ - bày lễ trong nghi thức tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm

Như phần 1 hoặc thêm như sau
a. Sắm lễ
- Hoa: 7 bông hoa hoặc 7 lọ hoa, làm 7 màu hoặc 7 loại.
- Quả: 7 loại quả (mỗi loại từ 1 quả trở lên).
- Thực: 7 chiếc oản (thực) 7 màu hoặc bánh kẹo hoặc cả hai.
- Đăng: 7 ngọn nến hoặc đèn (chỉ thắp khi lên khóa lễ).
- Nước: 7 chai nước hoặc 7 lon nước (có thể bày tổng cộng là 49).
7 chén nước trắng (khi lên khóa lễ).

b. Bày lễ
- Vị trí bày lễ:
+ Bày tại ban thờ Phật; ban thờ chung: Phật, chư Thiên, chư Thần Linh, hương linh.
+ Nếu chưa có ban thờ như trên thì bày trí trên bàn. Tùy duyên có/không có tôn hình/tôn tượng Phật.
- Cách thức bày lễ:
+ Thứ tự theo chiều ngang ban thờ theo thứ tự từ 1 đến 7. Một cỗ ở giữa.
+ Thứ tự theo chiều dọc tùy duyên xen: Hoa, nước, quả, thực, đăng.

Lưu ý: Nếu cúng thực, một ngày tu nhiều thời khóa, thì chỉ cúng thực vào 1 thời khóa/1 ngày.

IV. Hướng Dẫn Tu Đúng, Tu Tùy Duyên, Tu Bù, Tu Đuổi, Tu Thêm

Ấn vào tên bài: Hướng dẫn tu đúng, tu tùy duyên, tu bù, tu đuổi, tu thêm

V. Hướng Dẫn Tu Các Chương Trình Tu Tập Trong Năm Thay Kinh Phụ Bài 8

- Các trường hợp được tu thay kinh phụ:

+ Phật tử đã bạch xong 49 ngày: Đã tu hết quyển 1 (quyển thượng), kèm có tụng kinh phụ.
+ Các thành phần còn lại: Tu hết quyển 3 (quyển hạ), kèm có tụng kinh phụ.
+ Phật tử đi trợ duyên: Tu theo duyên của gia đình tín chủ.

- Cách tu:
+ Tu đúng.
+ Tu đuổi theo cách: Tu đầy đủ chương trình: tụng kinh, nghe pháp, ngồi thiền.

-
aa
+
18,481 lượt xem
18/06/2023

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ