Bài kinh: Con Vượn Và Chiếc Bẫy

Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, Ngài nói với các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, tại núi chúa Tuyết sơn, có khoảnh đất bằng phẳng, khả ái, có các loài vượn và loài người qua lại. Tại đấy, những người thợ săn đặt các bẫy nhựa trên đường để bắt những con vượn.

Ở đây, này các Tỷ kheo, những con vượn nào tánh không ngu si, không tham ăn, thấy bẫy nhựa liền tránh xa. Còn con vượn nào ngu si, tham ăn, thấy bẫy nhựa ấy, thò tay nắm lấy và bị dính vào đấy. “Ta sẽ gỡ bàn tay ra”, nó thò bàn tay khác vào liền bị dính. “Ta sẽ gỡ hai tay ra”, nó giơ chân nắm lấy và bị dính. “Ta sẽ gỡ hai tay và bàn chân ra”, nó đưa chân khác vào và bị dính. “Ta sẽ gỡ cả hai tay và hai chân ra”, nó dùng miệng ngậm vào và bị dính luôn ở đấy.

Như vậy, này các Tỷ kheo, con vượn bị dính năm chỗ, nằm rên la, rơi vào bất hạnh. Người thợ săn đâm chết nó và nướng nó trên đống củi.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, nếu đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác là sắc, thanh, hương, vị và xúc khá lạc, khả ý, hấp dẫn... Ác ma sẽ nắm được cơ hội, sẽ bắt được đối tượng...

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Con vượn [lược], Nxb Tôn Giáo, 2002, tr.230)

-
aa
+
6,823 lượt xem
20/06/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ