[Video] Xuất gia rồi hoàn tục thì nghiệp có nặng hơn không?

-
aa
+

Câu hỏi: Nếu người xuất gia hoàn tục thì có cần làm lễ gì không? Hoàn tục về đời nghiệp có nặng hơn không?

1. Người xuất gia khi hoàn tục không cần làm lễ 

- Khi hoàn tục, không cần làm lễ. Mà chỉ cần lễ nghĩa: bạch Thầy xin hoàn tục, chào huynh đệ ra về. Đó là lễ nghĩa - tức là lễ với với ân tình, đạo đức thì sẽ sinh ra phước báo.

2. Hoàn tục về đời nghiệp không nặng hơn

- Người xuất gia tu học ngày nào thì được phước ngày đó. Khi hoàn tục ra đời thì phước báu đó vẫn còn, khiến cho có thể làm ăn tốt hơn,... 

- Họ cũng không bị ma quỷ bắt, hộ Pháp hành hay nặng nghiệp hơn. Ngược lại, nếu trong thời gian xuất gia, người đó tinh nghiêm, không phạm trọng tội thì khi hoàn tục, phúc vẫn tăng so với lúc chưa xuất gia.

- Trường hợp hoàn tục nghiệp nặng hơn là do lúc trong hình tướng người xuất gia, người này phạm tứ ba la di tội (giết người, trộm cắp, dâm dục, chưa chứng đắc nói mình đã chứng đắc) thì nghiệp nặng hơn khi hoàn tục. Bởi khi hoàn tục sống đời tại gia, sẽ không có cơ hội chuyển hóa 4 trọng nghiệp này. Muốn tiêu trừ nghiệp thì phải sám hối trước các vị Tăng thanh tịnh. Sau đó, chư Tăng sẽ gieo cho 35 Pháp học để thực hành chuyển hóa nghiệp. 

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!

Bài liên quan
1,968 lượt xem
15/04/2020
0

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.