Mục lục [Hiển thị]
1. Tùy hỷ công đức là gì?
Tùy hỷ công đức là nguồn cảm xúc an vui, hoan hỷ xuất hiện khi thấy việc làm thiện của người khác hoặc người khác giúp mình làm việc thiện.
2. Mười hạnh lớn của Đức Phổ Hiền Bồ Tát là gì?
- Mười việc làm xuất phát từ trí giác (tức là trí xuất thế gian) và đức lớn (tức là mang lợi ích giải thoát cho mọi người) mà tạo các công đức để thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.
- Có 2 trường hợp thuộc hạnh tùy hỷ công đức đúng theo hạnh nguyện của Đức Bồ Tát Phổ Hiền:
+ Thứ nhất, với tâm đoạn dục (tức ngũ dục) mà làm các việc trong Phật Pháp để sách tấn người khác cùng làm theo, thì sẽ thành tự "Hạnh tùy hỷ công đức" cho mình và cho những người tuỳ hỷ theo việc làm đó của mình. Ví dụ: tự mình thực hành giới Pháp của Phật để khuyến tấn người khác cùng thực hành giới Pháp của Phật.
+ Thứ hai với mong cầu đoạn từ đố kỵ và tăng trưởng tâm tán thán của mình, mà tùy hỷ các việc làm công đức đúng theo giới pháp của người khác. Ví dụ: giúp cho người khác đem giáo Pháp của Phật đến với mọi người, cùng với người khác khuyến tấn mọi người làm các công đức; giúp cho người khác hoàn thành công việc cúng dường cứu độ chúng sinh, để họ xả tâm keo rít, thành tựu đức lớn… Nếu với sự chấp ngã mà làm các việc thiện trong Phật Pháp để khuyến tấn mọi người cùng làm thì công đức tùy hỷ của mình đối với mọi người và của mọi người đối với việc làm của mình không phải hạnh tùy hỷ của Đức Bồ Tát Phổ Hiền và mang lại quả báo nhỏ đó là phúc báo nhân thiên.
3. Cách để biết sự tùy hỷ công đức nằm trong hạnh lớn của Đức Bồ Tát Phổ Hiền: Tư duy, quán chiếu, điều chỉnh tâm
- Muốn biết sự tùy hỷ công đức của mình có nằm trong hạnh lớn của Đức Bồ Tát Phổ Hiền hay không thì nên tư duy, quán chiếu để điều chỉnh tâm mình trước khi làm các việc công đức và nên tìm hiểu sơ qua về tâm của bạn đạo khi bạn làm việc công đức nào đó (có người làm việc này thì có chấp ngã, làm việc khác lại không có chấp ngã).
- Khi Phật tử thấy các việc làm thiện của người khác, mà không biết tâm họ làm việc đó có chấp ngã (vì tiền, vì danh, vì ái sắc người, vì bảo thủ,...) hay không thì chúng ta nên dùng cụm từ: "Xin tùy hỷ với việc làm thiện của bạn" chứ không nên dùng cụm từ "Tùy hỷ công đức" vì mình mới biết về "công" mà chưa biết về "đức" của người làm việc đó.
Nói như vậy để đảm bảo lời nói của mình chân thật. Khi Phật tử biết về nhau, tâm mình đã tin tưởng trong việc làm cụ thể nào đó của đạo hữu, thấy trong việc đó đạo hữu không có chấp ngã thì mình nên nói "Tùy hỷ công đức" để bản thân được phúc lành.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận (1)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
trinh