Dưới đây là tâm sự của Phật tử Nguyễn Thị Duyên về việc quán sát nhàm chán thế gian, muốn tu đạo giải thoát và những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến.
Mục lục [Hiển thị]
1. Tâm sự của Phật tử và sự quán sát, giác ngộ thế gian vô thường
- Năm 17 tuổi bố mất đột ngột; thi cử không thuận lợi; lấy chồng hạnh phúc chưa bao lâu thì phải mệt mỏi, lo buồn vì chồng say sưa, con không nghe lời,...
- Học điều giác ngộ thứ nhất trong kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân, Phật tử đã quán sát và giác ngộ được sự vô thường của vạn vật trên thế gian: Mọi thứ đều giả tạm, hợp rồi tan, luôn luôn biến đổi.
+ Cha mẹ không ở mãi cùng ta;
+ Chồng nhiều khi khiến ta đau khổ như kẻ thù;
+ Con cái không theo ý ta, làm ta buồn khổ;
+ Lao vào kiếm tiền thì phải nói dối, cắn rứt và dày vò lương tâm;
+ Thân tứ đại trẻ trung, xinh đẹp không tránh được nay ốm mai đau;...
- Nhờ quán sát được như vậy, Phật tử thấy nhàm chán thế gian nên hàng ngày tụng kinh, nghe Pháp để hiểu và thực hành lời Phật dạy. Đồng thời làm các việc thiện như giữ giới, phóng sinh, công đức vào Tam bảo, tập xả tâm tham - sân - ái, tinh tấn phận sự, hoan hỷ lo toan việc nhà,... Từ đó cả gia đình rất hạnh phúc.
2. Chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến qua tâm sự của Phật tử\
a. Người đệ tử Phật giác ngộ về khổ, vô thường, vô ngã
- Trong điều giác ngộ thứ nhất của kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân có nói đầy đủ về tam Pháp ấn (khổ, vô thường, vô ngã).
- Khi quán chiếu về khổ, vô thường, vô ngã thì có thể tự tại, không đắm nhiễm vào các tham ở đời:
+ Biết rằng thân giả tạm kiếp này là nghiệp quả của kiếp trước và sẽ lại tạo nghiệp để thành một thân kiếp sau.
+ Có thể mượn thân giả tạm này để tạo ra các thiện pháp, hưởng cuộc sống an lành và dẹp trừ các phiền não. Cho nên, bắt nó phải dùng các thiện pháp như: hiếu thảo, chân thật, tha thứ, yêu thương,...
b. Thế nào là đắm nhiễm tham ở đời?
- Là không quán chiếu về đạo đức, làm các việc tổn hại cha mẹ, xã hội - bất chấp kiếm tiền để phục vụ thân.
c. Sự giác ngộ về vô thường trong đạo Phật giúp sống tích cực hơn
- Giác ngộ về vô thường không phải để buông xuôi, tiêu cực mà giúp ta sống tích cực, làm nhiều thiện pháp, có trách nhiệm với cuộc đời sau của chính mình. Đó là sự giác ngộ trong Phật Pháp đem đến lợi ích trong hiện tại và vị lai.
- Trong trường hợp của Phật tử Duyên:
+ Phật tử đã giác ngộ vô thường nên sự đòi hỏi của bản thân ít hơn, ngược lại, biết yêu thương nhiều hơn, quán chiếu đúng về nhân duyên giữa mình với chồng, con: không phải vật sở hữu mà là đối tượng để thực hành bố thí, nhẫn nhục.
+ Khi biết Phật Pháp sẽ quán về nhân quả, nghiệp báo mà nhẫn nhục bố thí để chuyển hóa tâm thức cho những người xung quanh. Đó là điều lợi ích.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận (9)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Tỵ
Huyền trang
Hà Thị Thắm
Thu Vũ
Đỗ Văn Sơn