[Video] Nhận biết về mình thích làm người trí hay kẻ ngu? | Chu kỳ 9 - Chương trình 1

-
aa
+

Ngày 3: 

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

+ Nếu nhân dân Phật tử thì quán đề mục này:

1. Tư duy phân định thế nào là người trí, kẻ ngu theo lời Đức Phật dạy.

2. Kiểm xem tự mình đã biết tạm gác, thu xếp việc gia đình, làm ăn,… để nghe Pháp, làm phận sự.

3. Kiểm xem khi được người khác sách tấn thu xếp công việc để nghe Pháp, tụng kinh, làm phận sự, tâm mình đã hoan hỷ chưa hay lại nghĩ là: bận lắm, ngại lắm, rắc rối lắm, để lúc khác tu, không tu đâu,…

4. Từ sự vô thường của ông Bà-la-môn trong bài kinh, tư duy xem ông ấy đi về đâu; từ đó, liên tưởng đến sự vô thường của mình trong nghiệp hiện tại qua sự tinh tấn hay lười biếng của bản thân.

+ Nếu Phật tử đã bạch xong 49 ngày phát nguyện tu Lục Hòa thì quán đề mục này:

1. Tư duy phân định thế nào là người trí, kẻ ngu theo lời Đức Phật dạy.

2. Kiểm xem tự mình đã biết tạm gác, thu xếp việc gia đình, làm ăn,… để nghe Pháp, làm phận sự, thực hành lục hòa chưa.

3. Kiểm xem khi được người khác sách tấn thu xếp công việc để nghe Pháp, tụng kinh, làm phận sự, thực hành lục hòa, tâm mình đã hoan hỷ chưa hay lại nghĩ là: bận lắm, ngại lắm, rắc rối lắm, để lúc khác tu, không tu đâu,…

4. Từ sự vô thường của ông Bà-la-môn trong bài kinh, tư duy xem ông ấy đi về đâu; từ đó, liên tưởng đến sự vô thường của mình trong nghiệp hiện tại qua sự tinh tấn hay lười biếng của bản thân.

*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.

Ngày 4: 

Đề mục quán giúp tăng thượng Tâm, tăng thượng Trí:

1. Tư duy lại bài kinh: Ông Bà-la-môn chết trong sự ngu ám, ngu si vì không biết lẽ vô thường.

2. Kiểm xem mình có hay quán về vô thường để tinh tấn tu hay chưa.

3. Kiểm xem tâm mình có ham thích việc tu tập chưa.

+ Nếu nhân dân Phật tử thì quán đề mục này:

4. Nhận định mình là kẻ trí hay người ngu:

– Mình thích nghe Pháp, tu tập, phận sự, tức mình thích mình là người trí.

– Mình lười biếng, không thích nghe Pháp, tức là mình thích mình trở thành kẻ ngu.

5. Phát khởi tâm tinh tấn để trở thành bậc có trí tuệ.

6. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.Khởi tâm tri ân Phật, chư tổ, Sư Phụ, chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học Phật Pháp.

+ Nếu Phật tử đã bạch xong 49 ngày phát nguyện tu Lục Hòa thì quán đề mục này:

4. Nhận định mình là kẻ trí hay người ngu:

– Mình thích nghe Pháp, tu tập, phận sự, thực hành lục hòa, tức mình thích mình là người trí.

– Mình lười biếng, không thích nghe Pháp, không thích thực hành lục hòa, tức là mình thích mình trở thành kẻ ngu.

5. Phát khởi tâm tinh tấn để trở thành bậc có trí tuệ.

6. Quán chiếu về lợi ích của Phật Pháp, khởi niệm mong muốn chánh Pháp trụ lâu dài ở thế gian để giác ngộ cứu khổ cho chúng sinh.Khởi tâm tri ân Phật, chư tổ, Sư Phụ, chư Tăng và các bậc thiện hữu tri thức đã giúp cho mình được duyên tu học Phật Pháp.

*Sau khi thiền quán, tùy duyên thiền hành.

----------

Kinh Ông Bà La Môn Ngu Ám Vô Duyên Với Phật

Thuở xưa, đức Phật trú tại nước Xá-vệ. Trong thành có một vị Bà-la-môn tuổi gần tám mươi, giàu có vô số. Nhưng ông lại là người ngu ám ngoan cố, xan tham khó độ, không tin đạo đức, không biết vô thường, ham thích cất nhà to lớn đẹp đẽ. Ông cất nhà trên, nhà dưới, đài hóng mát, nhà sưởi ấm, dãy bên đông, dãy bên tây... cả mấy mươi gian, duy chỉ còn mái hiên che nắng căn nhà sau là chưa xong. Lúc đó, vị Bà-la-môn để hết tâm trí lo chỉ huy mọi người làm việc. Đức Phật dùng Phật nhãn thấy mạng ông sống không hết ngày hôm đó. Thế mà, ông không tự biết, cứ mải miết lo tính nhọc nhằn, đến nỗi thân tâm tiều tụy, thật vô phước đáng thương!

Đức Phật cùng A-nan đi đến nhà ông, thăm hỏi:
- Ông có nhọc mệt lắm không? Nhà cửa xây dựng nhiều như vậy dùng để làm gì?

Ông lão đáp:
- Nhà trước dùng tiếp khách, nhà sau để ở, hai dãy bên đông bên tây dành cho dâu con, tôi tớ và cất chứa của cải. Mùa hạ thì lên đài hóng mát, mùa đông lại vào phòng sưởi ấm.

Đức Phật nói:
- Đã lâu nghe danh đức của ông, mà nay mới có dịp trò chuyện. Tôi có một bài kệ quan trọng có ích lợi cho cả kẻ còn người mất, muốn đem tặng ông. Không biết ông có vui lòng nghỉ tay ngồi nói chuyện một chút không?

Ông lão đáp:
- Hôm nay bận lắm, không thể ngồi trò chuyện, xin hẹn hôm khác đến sẽ thong thả luận bàn. Còn bài kệ quan trọng gì đó xin nói ngay đi.

Lúc ấy, đức Thế Tôn liền nói kệ:

Có con cái tài sản
Người ngu phải rộn ràng 
Ta còn không thật có
Lo gì của và con? 
Nóng nên ở chỗ này 
Lạnh nên ở chỗ kia 
Người ngu lo tính hoài 
Không biết lẽ đổi thay.
Kẻ ngu muội cùng cực 
Tự cho mình là trí 
Ngu mà tưởng là trí 
Đó thật là chí ngu!

Vị Bà-la-môn nghe xong nói:
- Bài kệ này hay thật. Nhưng hôm nay tôi rất bận, xin bữa khác hãy đến bàn luận.

Đức Phật chỉ còn biết xót thương ra đi.

Ông lão sau đó đích thân chỉ huy mọi người gác đòn dông. Không ngờ cây đòn dông rơi xuống trúng ông vỡ đầu chết.

Con cháu than khóc động cả hàng xóm xung quanh.

Đức Phật đi chưa bao xa liền xảy ra biến cố này. Khi Phật đến đầu làng gặp vài mươi người Phạm Chí, họ hỏi Phật:
- Ngài từ đâu lại?

Đức Phật đáp:
- Ta vừa đến nhà ông lão mới chết để thuyết pháp cho ông nghe. Nhưng ông ta không tin lời Phật, không biết lẽ vô thường, giờ đây bỗng chốc đã sang đời khác!

Rồi đức Phật nói lại bài kệ trước cho các vị Phạm Chí này nghe, ai nấy đều hoan hỉ chứng được Pháp nhãn tịnh.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại nói kệ:

Ngu si gần người trí 
Như muỗng với vị canh 
Dầu gần gũi rất lâu
Vẫn không thông hiểu pháp. 
Thông đạt gần người trí 
Như lưỡi kia nếm vị
Dầu gần nhau giây lát 
Liền hiểu rõ đạo mầu. 
Người ngu làm điều chi 
Cũng rước họa vào mình 
Thích ý làm điều ác
Tự chuốc lấy tai ương. 
Làm xong điều bất thiện 
Xét lại tâm ăn năn
Đầm đìa rơi nước mắt 
Bởi nhân quả không lầm.

Các Phạm Chí nghe thêm bài kệ này lòng tin càng kiên cố, đỉnh lễ đức Phật rồi hoan hỉ phụng hành.

(Trích soạn từ: Kinh Pháp cú thí dụ, Quyển Thứ Hai, Phẩm Ngu Ám Thứ 15, Thí dụ 30, tr.134-139, Việt dịch: Thích Minh Quang, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012)

----------

Xem thêm các bài kinh:

Chương trình tu mùa hạ: theo kinh Bát Đại Nhân Giác

13,163 lượt xem
29/08/2021
21

Bình luận (24)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. Quản trị trang

    28/06/2024
    Quản trị trang và Chủ sở hữu Website Phạm Thị Yến tuyên bố nghiêm cấm và miễn trừ trách nhiệm đối với mọi bình luận, hình ảnh liên quan đến:
    - Chủ quyền của đất nước;
    - Các vấn đề về chính trị;
    - Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
    - Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
    Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
  2. P
    P

    Phạm Thị Thắng Pháp Danh là Thắng Phương Hòa

    25/02/2025
    Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni con xin thành kính tri ân công đức của Cô CN rất nhiều ạ
  3. L
    L

    Lã Thị Huân

    23/02/2025
    Em xin trì ân cô ạ
  4. Đ
    Đ

    Đào Thị Khuê

    05/01/2025
    Cô Trạch bài Pháp hay quá! Kính tri ân công đức của cô chủ nhiệm nhiều ạ!
  5. L
    L

    Lê Thị Hiên

    15/12/2024
    Con vô cùng hạnh phúc và hoan hỷ khi được nghe Cô trạch pháp.
    Con xin thành kính tri ân công đức của cô ạ.
  6. L
    L

    La Thị Thúy Lan

    07/12/2024
    Nam mô Phật bổn sư thích ca mâu Ni, chúng con xin thành kính tri ân cô chủ nhiệm ạ