Câu hỏi: Vừa làm việc vừa nghe Pháp, mặc quần áo ngắn khi nghe Pháp, nằm nghe Pháp có phạm lỗi gì không?
Câu trả lời:
Vừa làm việc vừa nghe Pháp, mặc quần áo ngắn khi nghe Pháp, nằm nghe Pháp,... không có tội lỗi vì:
- Tội lỗi khi nghe Pháp là bất kính Pháp, tức là không cung kính Pháp. Cung kính Pháp là thực hành Pháp.
- Muốn thực hành Pháp thì phải nghe Pháp, muốn nghe được Pháp thì phải tùy duyên:
+ Người đệ tử tại gia còn bị gia duyên ràng buộc, rất khó dành được thời gian chỉ ngồi không nghe Pháp. Trong trường hợp này, có thể nghe Pháp mọi lúc mọi nơi. Việc này không phải bất kính Pháp mà tâm đang hướng Pháp, mong muốn hiểu Pháp để thực hành. Sự thực hành Pháp mang đến lợi ích thiết thực cho cá nhân và những người xung quanh.
Cho nên nằm nghe Pháp, vừa làm việc vừa nghe Pháp, mặc quần áo ngắn nghe Pháp,... đều không có tội. Vì chúng ta đang thực hành tâm hướng Pháp, kính Pháp và mong muốn thực hành Pháp.
+ Còn ai sắp xếp được các công việc, dành riêng một khoảng thời gian chỉ tụng kinh, nghe Pháp thì rất quý. Vì đã giảm bớt được duyên ràng buộc trong tham dục, hướng tâm tới Pháp. Điều này khiến chúng ta chuyển hóa nghiệp.
- Khi đang quan hệ vợ chồng, tuyệt đối không nghe Pháp. Do lúc đó, tâm đang hướng tới việc tham ái, dâm dục cường thịnh; không thể nghe và thực hành Pháp được.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận (15)
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.
Nguyễn Thị Thuý Lai
Thu Vũ
Vũ Văn Dũng
Phạm Thị Hoa
Đoàn Thị Lan
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni