Xem thêm: (ấn vào tên bài)
>>> Các nghi thức cúng thí thực (cô hồn)
>>> Tổng hợp các nghi thức cúng lễ
Mục lục [Hiển thị]
A. Lời Dẫn
Kính thưa quý đạo hữu, để thực hiện nghi thức cúng thí thực cô hồn, các đạo hữu cần đọc hiểu các nội dung hướng dẫn tại đây. Ban cán sự các đạo tràng họp bàn để hướng dẫn cho các Phật tử trong đạo tràng.
Các nội dung đã được trình bày cụ thể từng mục, các đạo hữu cần xem mục nào thì nhấn vào phần tên của mục đó tại phần mục lục.
Quý vị và các bạn tùy duyên tải và in tại đây (ấn vào tên bài): Hướng dẫn nghi thức cúng thí thực cô hồn
B. Hướng Dẫn Thực Hành Các Phần Trong Nghi Thức
- Tư thế: Theo hướng dẫn hoặc tùy duyên để phù hợp với địa thế.
- Tùy duyên có/không dùng pháp khí.
- Tùy duyên có/không thực hành: Trước khi vào khóa lễ đánh 3 tiếng chuông, 1 lễ hoặc vái.
Xem thêm video (ấn vào tên bài): Tổng hợp kiến thức liên quan đến Pháp khí - Lễ Phật - Tụng kinh - Kinh sách
Phần 1: Văn Khấn Tại Các Nơi Thờ Khi Chưa/Đã Biết Rõ Là Không Đúng Pháp
- Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
- Kết thúc văn bạch: 1 vái.
Phần 2: Hô Chuông
- Áp dụng cho nghi thức dành cho đạo tràng đi làm phận sự, nhưng tùy duyên có/không thực hành phần này.
- Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
- Tùy duyên chủ sám dâng hương hô chuông hoặc hô chuông xong mới dâng hương.
- Đánh chuông khi gần hết độ ngân của chuông thì mới đánh tiếp tiếng chuông tiếp theo.
- Kết: Dồn hết hồi chuông.
- Cách hô chuông:
Link:
+ https://www.youtube.com/watch?v=AmVNkk-cImU
+ https://youtu.be/XvSLArCaK7A
Phần 3: Nguyện Hương
Số nén hương cắm khi cúng thí là tùy duyên 3 nén trở lên. Cắm vào bát hương/cốc gạo/lọ hoa. Tùy duyên cắm hương xong bạch Phật, hoặc bạch Phật xong cắm hương.
1. Tư thế: Quỳ/đứng.
2. Hướng dẫn cách đọc
- Trường hợp dùng hương đốt: Đọc tại phần dùng hương nén, hương trầm.
- Trường hợp không dùng hương: Đọc tại phần dùng hương tâm.
- Cách Nguyện hương:
Link: https://youtu.be/Y8251nnFklw
Phần 4: Văn Khấn
Bạch các phần phù hợp với nhân duyên của chủ sám.
1. Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
2. Hướng dẫn thể thức cúng lễ
- Đạo tràng đi làm phận sự: Bạch địa điểm nơi làm lễ.
3. Giải thích các nội dung trong ngoặc đơn tại phần văn khấn
a. Cá nhân cúng thí thực
- Duyên hiện tại của chủ sám: “(nhân dân/Phật tử chưa/đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa; đang tu tập tại đạo tràng… thuộc câu lạc bộ Cúc Vàng)...
- Chủ sám đã bạch xong phát nguyện 49 ngày thì đọc: “(oai lực công đức Bồ Đề của pháp Lục Hòa,)” và “(chư linh Thần hộ trì)”.
b. Đạo tràng đi làm phận sự/nhóm/đạo tràng cúng thí thực
(tên đàn lễ chính): Cúng giỗ, khai đàn cầu an, bài 8,...
4. Bạch thỉnh các mục tâm linh
- Các mục tâm linh thỉnh về đàn lễ: Đã có trong phần văn khấn của nghi thức.
- Thỉnh vong linh về đàn chẩn tế:
Điều kiện được thỉnh vong linh về đàn chẩn tế: Cúng thí thực theo phát động của các chương trình tu và phát nguyện tu đủ số ngày theo hướng dẫn của câu lạc bộ.
- Các ngày đàn chẩn tế cố định trong năm:
+ Ngày rằm: Tháng 1, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12.
+ Ngày 19/2 (Năm nhuận hai tháng 2 có hai đàn chẩn tế: 15/2 đủ, 19/2 nhuận).
+ Ngày 23, 24, 25, 26 tháng 8.
Lưu ý:
- Không thỉnh về đàn chẩn tế:
+ Các lễ cúng thí thực từ các nhân duyên cá nhân tổ chức: Cầu an, bài 8, cúng giỗ, sang cát, về nhà mới,...
- Hướng dẫn cho trường hợp thỉnh vong linh về đàn chẩn tế bị nhầm: thì cúng thí thực thêm, để bạch sám hối với các vong linh và xin hủy lời bạch thỉnh về đàn chẩn tế của lễ trước. Bạch tại phần văn khấn, nội dung nhân duyên của lễ cúng: Để bạch sám hối và hủy lời bạch thỉnh về đàn chẩn tế…
- Lý do phải bạch hủy: Câu lạc bộ sắp lễ trai đàn chẩn tế và bạch thỉnh chư Tăng tác lễ, nên chư Tăng bạch thỉnh theo phát nguyện của câu lạc bộ. Vì vậy các mục tâm linh, mà câu lạc bộ không bạch chư Tăng bạch thỉnh chư Tăng tác lễ, thì chư Tăng không triệu thỉnh, do đó mà các vong linh không được vào đàn lễ chẩn tế, nên họ sẽ sinh tâm phiền trách.
5. Kết thúc văn khấn: lễ 1 lễ/vái.
6. Cúng dường
Bạch các phần phù hợp với phát tâm. Nếu không phát tâm thì bỏ qua phần bạch này.
- Hình thức cúng dường: Cúng dường tịnh tài; phát tâm công quả theo ngày hoặc giờ.
- Hai thời điểm hồi hướng cho vong linh nhận phước:
+ Tại đàn lễ, bạch cúng dường… để các chúng nhận phước ngay tại đàn lễ.
+ Trường hợp được câu lạc bộ hướng dẫn thỉnh về đàn chẩn tế: Bạch cúng dường,… để thỉnh các chúng về đàn chẩn tế tại chùa nhận phước.
Lưu ý: Đạo tràng đi làm phận sự thì tín chủ tự bạch thầm, trường hợp tu nhóm tùy duyên chủ sám bạch chung hoặc Phật tử tự bạch phần phát nguyện riêng.
Phần 5: Lễ Tán Phật
- Tư thế: Quỳ hoặc đứng, chắp tay.
- Pháp khí: Khánh, chuông.
+ 1 hồi khánh trước khi vào phần đảnh lễ
+ Khi đảnh lễ: Khánh đánh vào từ chữ “Tâm” (Chí tâm đảnh lễ…).
- Trường hợp tu có hội chúng
+ Chủ sám xưng tán: Chí tâm đảnh lễ.
+ Đại chúng hòa: Từ chữ “Đảnh” hoặc chữ “Lễ” hoặc chữ “Nam”, nếu tiếp theo là “Nam mô” (chí tâm đảnh lễ: Nam mô…).
- Cách lễ Phật:
Link: + https://youtu.be/OK4U_EOXOOk
+ https://youtu.be/GGmdA4JMz3w
+ https://youtu.be/bQFrDRjnuFo
Phần 6: Tán Pháp
- Tư thế: Ngồi/đứng.
- Pháp khí: Mõ, chuông.
- Khai chuông mõ.
- Cách Khai chuông mõ
Link: https://youtu.be/_lh5aR0ax5Q
Phần 7: Tụng Kinh
- Tư thế: Ngồi/đứng.
- Pháp khí: Mõ, chuông.
- Tiêu đề bài kinh: Chủ sám đọc. Không đánh pháp khí.
- Cách đánh chuông, mõ khi tụng kinh
Link:
+ https://youtu.be/W0blO3WIEQI
+ https://youtu.be/oKazpFJEHpo
Phần 8: Khai Thị Cho Vong Linh
- Tư thế: Chủ sám quỳ/đứng đọc, đại chúng ngồi/đứng chắp tay hướng theo.
Phần 9: Phát Nguyện Bồ Đề
- Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
- Phật tử đã bạch xong 49 ngày phát nguyện tu Lục Hòa bạch: Chúng con xin tùy hỷ và thực hành công hạnh Bồ Đề. Nhân dân, Phật tử chưa bạch/chưa bạch xong thì bạch: Chúng con xin tùy hỷ công hạnh Bồ Đề.
- Cúng lễ nhóm, đại chúng bạch hòa từ phần “Phát tâm Bồ Đề/Hộ trì Tam Bảo/Chuyển tải Phật Pháp/Rộng khắp thế gian”.
- Kết thúc văn bạch: lễ 1 lễ/vái.
Phần 10: Cúng Thực
a. Văn bạch
- Tư thế: Chủ sám quỳ/đứng, chắp tay.
- Pháp khí: Chuông.
- Kết thúc văn bạch: 1 vái.
b. Tụng thần chú cúng thực
- Tư thế: Ngồi/đứng, chắp tay.
- Pháp khí: Mõ, chuông.
- Cách tụng: Tụng đủ số biến; tùy duyên tụng nhanh hoặc chậm; chuyển thần chú: có để tụng liền hoặc ngắt khi chuyển đọc thần chú.
- Tâm khi tụng chú:
+ Khi tụng chú thực: Quán tưởng các món thức ăn, nước có trong đàn lễ nhiều khắp hư không.
+ Phổ cúng dường: Giữ tâm thanh tịnh theo đếm số.
- Kết thúc văn bạch: 1 vái.
Phần 11: Phục Nguyện
- Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
- Cúng lễ theo nhóm: Phật tử tự bạch mong cầu.
- Phật tử đã bạch xong 49 ngày thì bạch thêm: (công đức tu tập lục hòa của các Phật tử trong câu lạc bộ Cúc Vàng).
- Giải thích “công đức tạo lập được trong ngày hôm nay”: Công đức làm phận sự, cúng dường, công quả, tu tập, chia sẻ, tán thán Pháp,... tất cả các việc làm thiện trong ngày tạo ra công đức.
Nếu tất cả các công đức tạo lập được trong ngày hồi hướng cho các mục tâm linh trong chương trình này thì tại phần phục nguyện đọc: cùng công đức tạo lập được trong ngày hôm nay. Còn hồi hướng cho các mục tâm linh khác thì không đọc.
- Kết thúc: lễ 1 lễ/vái.
Phần 12: Hồi Hướng
- Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
- Pháp khí: mõ, chuông.
Phần 13: Tam Tự Quy
- Tư thế: Quỳ hoặc đứng, chắp tay.
- Pháp khí: Khánh, chuông.
- Sau lễ tự quy y Tăng, thì đánh 1 hồi chuông kết lễ.
Phần 14: Tri Ân Và Tùy Hỷ
- Tư thế: Quỳ/đứng, chắp tay.
- Nếu cúng lễ theo nhóm/đạo tràng thì sau khi chủ sám bạch xong phần “... Xin tùy hỷ hết thảy chư vị trong cõi tâm linh đã ủng hộ đàn tràng, đã về đây tu tập Phật Pháp.” thì đại chúng cùng hòa “Xin tùy hỷ công đức của các đạo hữu.”.
- Kết thúc: 1 lễ
Phần 15: Bạch Hạ Lễ
- Nếu hạ lễ thì thực hành.
- Tư thế: Quỳ hoặc đứng, chắp tay.
- Kết thúc văn bạch: 1 vái.
C. Các Hướng Dẫn Cần Lưu Ý Khi Thực Hành Nghi Thức
I. Đối Tượng - Thể Thức - Địa Điểm - Thời Gian
1. Đối Tượng
Hai đối tượng:
- Nhân dân Phật tử
- Phật tử câu lạc bộ Cúc Vàng đã bạch xong 49 ngày phát nguyện tu Lục Hòa.
Lưu ý: Nếu cúng lễ theo nhóm thì dùng theo nghi thức tương ứng với duyên của chủ sám.
2. Thể Thức
- Cá nhân cúng thí thực: Từ nhân duyên
+ Cúng rằm mùng, mùng một, giỗ; khai/kết đàn (cầu an, bài 8); tuần thất; an sàng; về nhà mới; dựng vợ gả chồng cho con; khi sinh con đón về nhà và đầy tháng; cúng Tết Hàn Thực và Tết Đoan Ngọ; rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng…; các bài cúng về Tết: ông công ông Táo, giao thừa,...; rằm tháng Giêng, các nghi thức cúng lễ tại nhà trước và sau khi sang cát, bốc mộ, chuyển mộ.
+ Các ngày cúng thí thực mà gia đình, cơ quan, cửa hàng đã bạch chư Tăng chứng minh trong tháng/năm.
+ Cá nhân tu bát quan trai hoặc tu các chương trình tu tập trong năm theo phát động của câu lạc bộ: Nghi thức tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm, nghi thức kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia,….
- Nhóm/đạo tràng cúng thí thực: Từ nhân duyên tu bát quan trai và các chương trình tu tập trong năm theo nhóm/đạo tràng.
- Dành cho đạo tràng đi làm lễ:
+ Các đàn lễ nhân duyên đạo tràng đi trợ duyên: cầu an, bài 8, cúng giỗ, về nhà mới,...
+ Các lễ nơi nghĩa trang, làng xóm… công cộng: Cần 4 Phật tử đã bạch xong phát nguyện 49 ngày và được sự cho phép/hướng dẫn từ câu lạc bộ hoặc chư Tăng.
Lưu ý: Các nghi thức thực hiện ở ngoài trời đã gộp mục vong linh cúng thí thực, nên không cúng thí thực nữa.
Ví dụ: Nghi thức động thổ, xây nhà; nghi thức thanh minh, tạ mộ, …
3. Địa Điểm
- Cửa nhà, hiên nhà, sân, sân thượng, cửa cơ quan, cửa hàng.
- Nếu nhà ở chung cư không có hiên, sân thì có thể cúng thí trong nhà tại vị trí gần cửa sổ, hoặc cửa chính.
Lưu ý: Nếu do duyên khi cúng thí phải quay lưng với ban thờ trong nhà thì cũng không sao.
- Nghĩa trang liệt sĩ/nhân dân và các nơi công cộng.
4. Thời Gian
- Tùy duyên trong ngày (không kiêng giờ, sáng, tối, đêm).
- Thực hiện đúng tuần tự theo hướng dẫn của các nghi thức.
- Trường hợp cúng thí thực được kết hợp với các lễ cúng: Cúng thí thực, phải sau khi đã cúng Phật tại lễ chính.
- Trường hợp cúng thí thực được kết hợp khi tu bát quan trai,…: Có thể cúng trước khi thọ trai, để hạ phần vật thực đã cúng để thọ thực.
II. Hình Thức Cúng Lễ
1. Thời Khóa Tụng Kinh
- Tu theo nội dung nghi thức.
- Tùy duyên có/không thực hành mục cúng dường; mục thỉnh vong linh.
2. Văn Bạch Cúng Dường Không Sắp Lễ Cúng Thí Thực
- Khi làm các lễ tại nhà như cúng giỗ, lễ về nhà mới… nếu không đủ duyên cúng thí thực được thì tùy duyên bạch lễ cúng dường hồi hướng cho các vong linh cô hồn. Xem văn bạch tại link:
https://phamthiyen.com/van-bach-cung-duong-khong-sam-le-cung-thi-thuc-co-hon-c1067.html
Lưu ý: Trường hợp câu lạc bộ phát động cúng thí thực trong các chương trình tu để mời vong linh về đàn chẩn tế, thì phải cúng thí thực, không dùng văn bạch này.
III. Sắm Lễ – Bày Lễ
- Mâm cơm (chay: rau, củ, quả; tam tịnh nhục)
- Hương, hoa, trà, quả, cháo, gạo, muối, bánh kẹo, bim bim, khoai, ngô (số lượng tùy ý, không kiêng kỵ số lượng, chủng loại)…
- Chậu hoặc bát nước sạch có/không có (hoa; cốc nước), đặt trên ghế, không để dưới đất.
- Cốc gạo để cắm hương
Giải thích:
+ Bát nước (cánh hoa) có ý nghĩa là để cho vong linh nếu họ muốn rửa thì họ rửa.
+ Cốc bé đặt giữa chậu nước cúng thí mang ý nghĩa tượng trưng cho việc múc nước.
+ Vật thực tam tịnh nhục: Tam là ba; Tịnh: thanh tịnh; Nhục: thịt. Ba nhân duyên dùng, thọ thực thịt chúng sinh đúng pháp, thanh tịnh.
Ba nhân duyên đó là: Không tự tay giết chúng sinh để lấy thịt đó; không xui người khác giết chúng sinh để lấy thịt đó; không nghe thấy tiếng kêu của chúng sinh đó, khi chúng sinh đó bị giết.
Lưu ý:
- Lễ cúng Phật xong có thể dùng lại để cúng thí thực (Lễ cúng chư Thiên, chư Thần và vong linh thì không được).
- Các vật thực khởi tâm mua về để dùng nhưng sau đó chưa dùng mà đem dâng cúng thì cũng được.
- Những vật thực được cho, biếu tặng cần phải biết là đồ tịnh mới cúng, nếu không biết thì không nên dâng cúng.
- Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.
IV. Tâm Khi Cúng Lễ
- Tâm trước khi làm lễ: Tâm giác ngộ: biết nhân quả của việc cúng lễ này; mong muốn sự bố thí này, khiến các vong linh được thọ thực; mong các vong linh được kết duyên với Tam Bảo; việc làm đúng hướng dẫn trong nghi thức, (Trường hợp là Phật tử đang/đã/bạch lại bài 49 ngày thì cần lưu ý: kiểm tra tâm nương tựa Tam Bảo của mình qua ba yếu tố: việc làm đúng pháp lục hòa; việc làm đã bạch thỉnh chư Tăng hoặc theo hướng dẫn từ câu lạc bộ).
- Trong khi làm lễ: Phật tử cần giữ tâm thanh tịnh, không khởi tâm mình độ được cho vong linh, nên an trú tâm trong niệm nương tựa Tam Bảo, nhờ nơi Tam Bảo mà thực hành pháp thí này.
D. Văn Bạch Liên Quan Đến Đàn Chẩn Tế
Ấn vào tên bài: Văn bạch liên quan đến đàn chẩn tế
E. Hướng Dẫn Cho Phật Tử Ở Xa Muốn Cúng Dường Tam Bảo Về Chùa Ba Vàng
Thể theo nguyện vọng của Phật tử ở xa muốn cúng dường về chùa thông qua tài khoản. Chùa Ba Vàng xin thông báo số tài khoản duy nhất dành để cúng dường cầu an cầu siêu sau đây:
Link: https://chuabavang.com/thong-bao-so-tai-khoan-cua-chua-ba-vang-d781.html
Điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ngày 25 tháng 06 năm 2023
Bình luận (5)
Phùng Thị Mến
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Con người sống thì phải có tình nhân ái. Trong kiếp cô hồn ngạ quỷ cũng là cha mẹ, ông bà chúng ta và cả thân của ta chứ đâu xa nên chúng ta phải có lòng thương sót mà cúng thí cho họ khác nào cho chính chúng ta
Đặng Thị Hữu
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Em xin tri ân công đức Cô chủ nhiệm ạ
Đặng Thị Hữu
Em xin tri ân công đức Cô chủ nhiệm ạ
Hoàng Thị Hồng Nga
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Trần Thị Xoan
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca mâu Ni. Em xin thành kính tri ân công đức của Cô chủ nhiệm ạ