Câu hỏi:
- Quan niệm 1: Giới là nền tảng như móng nhà, không có giới nhà sẽ sập và tất cả Pháp tu đầu tiên phải đi qua giới.
- Quan điểm 2: Không cần phải gồng mình lên để giữ giới, chỉ cần chánh niệm, tỉnh giác, an trú trong chánh niệm. Có chánh niệm thì lộ trình Bát chánh đạo sẽ khởi lên, khi ấy không cần giữ giới gì cả, giới tự nhiên sẽ trong sạch.
Có phải tất cả các Pháp môn đều phải lấy giới làm căn bản, làm nền tảng không? Hai quan điểm trên thì quan điểm nào đúng?
Trả lời:
1. Chính niệm
- Chính niệm là chúng ta có những niệm chân chính, niệm Phật dạy: niệm về khổ, nguyên nhân của khổ và cách giải quyết khổ.
+ Khổ: tìm hiểu về tám khổ, bao gồm cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ, sinh khổ, bệnh khổ, già khổ và chết khổ.
+ Nguyên nhân dẫn đến tất cả các khổ: gốc là tham ái, cũng gọi là vô minh.
+ Con đường chấm dứt tất cả khổ: đoạn tận tham ái.
- Chính niệm thì phải chính niệm đoạn tận tham ái, thế nhưng phải đi xuất gia mới cắt ái được, người tại gia còn vợ tôi, con tôi, tài sản của tôi,... thì không duyên đoạn tận tham ái, không thể nằm trong chánh niệm này được.
2. Giới
- Không cần giới nhưng cứ cái gì là ái, là tham, là sân, khiến khởi trong cái danh, thấy ngã chấp thì đoạn trừ. Nhưng đó lại cũng chính là giới. Ví dụ: không sát sinh là đoạn trừ sân, không trộm cắp đoạn trừ tham, không dâm dục đoạn trừ ái,... tất cả đều nằm trong tham ái, không ngoài chánh niệm. Tức là giới cũng chính là chánh niệm, cũng đoạn trừ tham ái. Nhưng nếu nói chánh niệm tỉnh giác không cần giữ giới thì là sai vì không biết chánh niệm gì.
- Giữ giới không phải gồng mình. Đối với chánh niệm tỉnh giác cần tư duy cái này có thật là ái nhiễm không, nếu có thì phải bỏ, tức là dùng trí tuệ. Con người phải học, thực hành theo đúng trí tuệ, nên luôn luôn tư duy với suy nghĩ. Người đệ tử Phật chân thật tu hành thì tư duy suy nghĩ trong các thiện Pháp, nên không phải gồng mình, mà là luôn luôn tiến bộ để cho mình tăng thượng tâm, tặng thượng giới để tăng thượng trí.
- Giới là nền tảng của tất cả các việc tu tập, dù tu thế bào, tư duy vẫn phải đúng với giới:
+ Khi học giới, biết giới rồi làm, tỉnh giác trong giới gọi là chánh niệm tỉnh giác trong giới.
+ Chính niệm tỉnh giác cũng phải lấy giới làm chính, lấy giới để niệm, làm chính kiến.
+ Ví dụ: thấy hàng xóm lai một cô nào, tự nhiên bị nghiệp che, nói với người vợ người đó là thấy anh chồng lai cô gái nào, xem có phải bồ không. Sau đó giật mình, biết bản thân vừa nói trong vọng ngữ, đó chính là tỉnh giác trong chánh niệm, rồi sang đính chính, xin lỗi người vợ. Tức là giới giúp cho chánh niệm tỉnh giác hơn.
+ Khi tu tư duy không thấy giới ở đâu thì biết là đang vọng tưởng, tu vọng tưởng.
3. Điều cần thực hành
Phải đi theo giới đoạn thì mới đoạn tận được các tham ái: hàng tại gia thực hành đúng giới của người tại gia, nhưng hướng tới mong muốn xuất gia để được thực hành giới của người xuất gia. Vì người xuất gia mới có đầy đủ nhân duyên, điều kiện để thực hành các giới, còn người tại gia vẫn còn cần kiếm tiền, có các mối quan hệ.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.