Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hoà chia sẻ với các Phật tử trong CLB.
Câu Hỏi: Từ nick bạn Mia Mia
Con chào cô. Xin phép cô cho con hỏi làm thế nào để vượt qua nỗi buồn chán và sự trì hoãn ạ? Con cảm thấy thật sự thiếu đi động lực học tập và làm việc. Con cảm ơn Cô rất nhiều ạ.
Cô Phạm Thị Yến Trả Lời:
Thật sự động lực sống cũng không có gì là khó tìm kiếm đâu. Có người thì ước mơ nhiều quá, có người thì chả có ước mơ gì. Mà chính ước mơ sẽ là động lực sống cho mình và sự trì hoãn thì sinh ra từ tâm lười biếng. Nên cô sẽ nói về nhân quả để các bạn chuyển hóa nhanh hơn.
Ví dụ: Trời rét, đang đắp chăn ấm mà chuông đồng hồ kêu thì lại không dậy, rồi lại bảo tí nữa, lại tí nữa. Đấy chính là cái nhân trì hoãn đó. Trì hoãn chỉ là trì hoãn thôi nhưng đã trì hoãn thì việc nhỏ cũng trì hoãn, việc lớn cũng trì hoãn.
Bây giờ sự trì hoãn này, các bạn thanh lý nó trước. Bởi, không ai giúp chúng ta được, chúng ta phải tự mình giải quyết vấn đề này thôi. Công việc, các bạn phải có thời khóa biểu rõ ràng và các bạn phải có mốc thời gian hoàn thành rõ ràng. Ví dụ: Chỉ là việc dọn nhà thì chúng ta phải dọn nhà vào thời điểm nào và các bạn sống ngăn nắp lên một chút thì cái đó khiến cho các bạn sẽ tiêu trừ được thói quen trì hoãn. Thói quen trì hoãn này, nó là nhân khiến cho bạn trì hoãn các việc tiếp theo. Còn nhân chính của việc trì hoãn là sự lười biếng ở trong tâm.
Cô cũng chia sẻ với bạn; đi tu tập, các Cô học trong bộ kinh Bát Đại Nhân Giác thì Đức Phật có dạy: “Lười biếng phải sa đọa.” Tức là nếu bỏ hết tất cả mọi việc, từ lười biếng này sẽ sang lười biếng kia thì ta rất là khổ. Cho nên ngay trong hiện tại, nếu bạn sống ở nhà thì bạn sẽ có quyết tâm là không để cho nhà bẩn, đồ dùng thì bạn quyết tâm để cho ngăn nắp, giờ giấc thì quyết tâm đúng giờ, học hành thì quyết tâm đúng giờ.
Ví dụ: Có sự trì hoãn giờ các bạn rất hay mắc vào: Đang làm công việc nhưng tư duy chưa ra, không ra; có cái điện thoại để bên cạnh nên vớ luôn điện thoại mở. Thế là chơi luôn, vào đấy xem phim, lan man cái này đến cái kia. Thế là thôi rồi, việc của mình bị trì hoãn đi. Như vậy, trong đạo Phật gọi là mất tinh tấn. Tức là công việc đó của mình không hoàn thành.
Nên Cô cũng có một thói quen là khi Cô đã làm việc gì thì Cô sẽ chú tâm vào việc đó. Thậm chí điện thoại, Cô cũng phải bỏ sang một bên, không nghe. Vì nếu làm cả hai việc thì ta sẽ không thể hoàn thành một việc được. Bởi vậy, khi đã làm việc này rồi, việc này rất là quan trọng, cần thiết, cần phải hoàn thành thì điện thoại đó hầu như là phải tắt đi để ta làm xong việc này đã thì ta mới có thể làm việc kia được. Còn nếu tiến hành cả hai việc thì chúng ta phải vạch kế hoạch nên làm thế nào ra. Chính tâm không trì hoãn này khiến cho các bạn có được động lực sống, tức là động lực để làm việc. Chính động lực để làm việc, nó là động lực sống đó.
Bạn là du học sinh thì bạn đã biết rằng, bạn sang đấy phải học và có thể bạn phải kiếm tiền rồi. Cho nên, bạn đoạn trừ cái tâm lười biếng thì bạn sẽ chăm học, chăm làm. Chăm học, chăm làm đó là động lực sống chứ còn chẳng có gì ngoài việc chăm thì sẽ sinh ra động lực. Chăm cái gì cũng sinh ra động lực, chỉ cần chăm làm sẽ sinh ra động lực.
Cô sẽ hướng dẫn cho các bạn một cách chi tiết, cụ thể trong từng việc nhỏ một để bạn sẽ sinh ra động lực làm việc. Tức là các bạn quán nhân quả thì bạn sẽ sinh ra động lực, động lực trừ lười biếng. Ví dụ: Chuông đồng hồ reo lên một cái, phát hiện ra sự lười biếng: “Thôi, tôi trừ cái lười biếng đi đây.” Đó, động lực trừ lười biếng thì sẽ có động lực sống, động lực cống hiến và sẽ có nhiều động lực tiếp theo.
Lười biếng là nguy cơ rất cao khiến con người phải gặp những việc bất như ý. Đức Phật dạy mình bố thí thì được hạnh phúc. Sự lười biếng khiến cho mình ích kỷ, ích kỷ thì không bố thí được nữa rồi. Cho nên trì hoãn chính là do sự lười biếng sinh ra. Bởi vậy, mình thường phải thực hành tâm tinh tấn, bố thí và có thời khóa biểu đàng hoàng thì chúng ta sẽ vượt qua được việc này.
(Trích: Cô Phạm Thị Yến trả lời thắc mắc trong nhóm Tâm Sự Xa Xứ)
Các bạn có thể nghe và tải bản MP3 tại đây:
SoundCloud:
NhacCuaTui:
Phật tử Phạm Thị Yến trạch Pháp thường kỳ năm Kỷ Hợi.
Các nội dung trao đổi, bình luận tại clip này được ghi lại từ buổi trạch pháp, trao đổi giữa các Phật tử thuộc Câu lạc bộ Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, là quan điểm cá nhân dựa trên các giáo lý, đạo lý của Phật giáo, không mang tính tuyên truyền ép buộc. Khán giả không phải là Phật tử, chưa tìm hiểu về Phật giáo cân nhắc trước khi xem.
Thông Báo Các Kênh Truyền Thông của Phật Tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Xem thêm: Nhân quả của thói quen trì hoãn!
Bình luận
Ban quản trị
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Ban Quản trị và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.