Câu hỏi 1: Làm thế nào để giữ được tâm trường viễn, hoan hỷ, trú tâm cao và tinh tấn không ngừng nghỉ? Cách quán để đạt được trạng thái tâm như vậy là gì?
Câu hỏi 2: Khi bắt đầu ngồi thiền, Phật tử khởi tâm mong muốn có được cảm nhận của Đức Phật Thích Ca đã trải qua trong 49 ngày thiền định. Trong lúc ngồi, có một đạo hữu khóc, một người khác hỏi han khiến tâm Phật tử bị xao động, nhưng sau đó đã cố gắng kéo tâm trở lại. Về sau, chân bắt đầu tê, Phật tử vẫn quyết tâm chịu đựng, vì nghĩ rằng đã từng làm chúng sinh chịu đau đớn nhiều hơn như vậy. Trong tâm khởi lên ý niệm rằng, cần cảm nhận nỗi đau này để hiểu được cảm giác của chúng sinh khi chịu tổn thương.
Khi đến thời khóa thiền hành, Phật tử thấy một số đạo hữu vừa đi vừa nói chuyện. Trong tâm muốn nhắc nhở mọi người giữ chánh niệm như lời Cô chỉ dạy, nhưng sau đó không nói gì, chỉ lặng lẽ giữ vững sự chánh niệm của bản thân trong từng bước chân. Vậy với những trạng thái tâm như vậy trong quá trình hành thiền thì có đúng với tinh thần tu tập hay không?
Câu hỏi 3: Mong nhận được hướng dẫn về cách thiền dưới đây:
1. Trải nghiệm khi ngồi thiền:
Ban đầu, Phật tử bị đau chân nên thỉnh thoảng nhìn lên ảnh Phật, rồi lại nhìn xuống thì hình ảnh gia đình xuất hiện trong tâm hai đến ba lần. Sau đó, Phật tử tự nhủ phải cố gắng chịu đau để ngồi thiền cho đến hết giờ.
2. Trải nghiệm khi đi thiền hành:
Khi chuyển sang đi thiền hành, Phật tử cảm thấy hoan hỷ, yêu thích và khỏe. Đặc biệt, khi được Cô chủ nhiệm trực tiếp dẫn dắt nhóm, Phật tử cảm thấy thân tâm rất khỏe, trong suốt quá trình đi không khởi vọng tưởng, chỉ ghi nhớ lời chỉ dạy của Cô: “Đi chân phải thì biết là đang đi chân phải, đi chân trái thì biết là đang đi chân trái.”
Câu hỏi 4: Dưới sự hướng dẫn của Cô, Phật tử thực hành ngồi thiền và ban đầu không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, sau một thời gian, chân bắt đầu đau nhức, cơ thể nóng bừng, cảm giác khó chịu và mệt mỏi xuất hiện, kèm theo hiện tượng người như bị ngẩng lên và hơi thở trở nên khó khăn như có ai đang đốt nơi cổ. Tâm trạng lúc ấy rất bức bối, khiến muốn buông bỏ việc ngồi thiền. Trong quá trình ấy, Phật tử đã nhiều lần tự nói lời xin lỗi, lời cảm ơn vì đã được tha thứ, nhưng những cảm giác tiêu cực vẫn tiếp tục quay lại, đặc biệt là cơn đau chân dai dẳng khiến ý định buông bỏ vẫn hiện hữu.
Sau khoảng 30 phút, khi chuyển sang thiền hành, cảm giác dần trở nên nhẹ hơn. Lúc ngồi thiền trở lại, Phật tử không còn để tâm đến cảm giác mỏi chân tay nữa. Khi thực hành thiền hành, ban đầu vẫn thực hiện đúng như lời hướng dẫn: bước chân trái thì biết là bước chân trái, bước chân phải thì biết là bước chân phải. Nhưng sau đó, tâm lại bị cuốn vào suy nghĩ về việc ngồi thiền gặp những cảm giác bất thường như vậy, nên đã bị lạc mất bước, đếm nhầm. Phật tử mong được Cô chỉ dạy thêm để có thể tinh tấn hơn trên con đường tu tập.
Câu hỏi 5: Phật tử cho biết rằng khi ngồi thiền tại nhà, thường chỉ quán đến hơi thở vì chưa hiểu rõ về đề mục. Việc quán hơi thở dẫn dắt tâm đi qua nhiều trạng thái khác nhau một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi được Cô hướng dẫn rằng khi tác ý thì không nên nhắm mắt hoàn toàn cũng như không nên mở mắt to, Phật tử thực hành bằng cách để mắt hơi hé, giống như trạng thái người đang ngủ mê. Khoảng 30-40 giây sau thì tự phát hiện mình đang mê, liền mở mắt và trú tâm vào một điểm.
Trong suốt thời gian ngồi thiền khoảng 30 phút, tâm Phật tử chỉ khởi lên một niệm duy nhất là: sám hối và nương tựa. Nội dung tác ý gồm: “xin sám hối”, “xin nương tựa Phật, Pháp, Tăng”. Nhờ có sự chỉ dạy của Sư Phụ về nhân quả, Phật tử mới hiểu được ý nghĩa này và khởi tâm như vậy khi thiền. Vậy cách thiền như trên có đúng không?
Câu hỏi 6: Khi Phật tử ngồi thiền, ban đầu cảm thấy khá dễ dàng trong việc lắng tâm. Trong tâm có hiện tượng giống như đang tự nói chuyện với chính mình, thi thoảng phải nhắc tâm rằng “trật tự”, nhưng tâm vẫn liên tục khởi vọng tưởng, không thể lắng xuống được. Sau một lúc cố gắng, tâm có phần lắng hơn thì bắt đầu xuất hiện vọng tưởng. Tiếp theo, Phật tử cảm nhận rõ sự đau và tê chân. Từ cảm thọ này, tâm khởi nghĩ đến việc Đức Phật đã từng ngồi thiền suốt 49 ngày, hẳn phải trải qua cảm giác đau đớn còn nhiều hơn thế rất nhiều. Khi cơn đau trở nên quá mạnh, Phật tử chỉ mong thời gian ngồi thiền thiền mau chóng kết thúc. Mong nhận được lời khuyên.
Câu hỏi 7: Trong lúc thiền hành, Phật tử băn khoăn là không rõ mình đã thực sự theo dõi được bước chân hay là đang cố tình tác ý điều khiển bước chân (ví dụ như: tôi chuẩn bị bước chân phải, tôi chuẩn bị bước chân trái), khiến không rõ đó là sự quan sát tự nhiên hay cố tình tác ý. Mong nhận được sự hướng dẫn.
Câu hỏi 8: Cách loại trừ tâm tham ngủ trong lúc ngồi thiền và thiền hành?
Câu hỏi 9: Trong lúc ngồi thiền, Phật tử chỉ tập trung nhìn vào một điểm trắng phía trước, không còn thực hành theo phương pháp thiền của trường sinh học như trước đây. Tuy nhiên, quá trình thiền bị ảnh hưởng vì có một người ngồi bên cạnh liên tục xoay người, va chạm khiến thân tâm của Phật tử không được tập trung. Dù vậy, trong lúc thiền, tâm ý vẫn hướng đến mong cầu cho cả gia đình và người thân đều theo con đường Phật Pháp. Phật tử xin được hỏi Cô chủ nhiệm về vấn đề này.
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết trong video trên!
Bình luận
Quản trị trang
- Chủ quyền của đất nước;
- Các vấn đề về chính trị;
- Các phát ngôn cho mục đích hoặc có dấu hiệu chống lại Đảng, Nhà nước, chia rẽ và gây mất đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo;
- Vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cho mục đích trên, chúng tôi tuyên bố có quyền xóa, gỡ bỏ hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào thuộc quyền của Quản trị trang và Chủ sở hữu; và tố cáo với cơ quan chức năng hoặc thực hiện các biện pháp pháp lý cần thiết để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hoặc hành vi có dấu hiệu vi phạm nêu trên.