Tại Sao Cô Phạm Thị Yến Là Người Cư Sĩ Mà Lại Ngồi Thuyết Pháp?

Bình luận từ một nick Facebook:

Một vị Ni Sư cũng bị hạn chế việc đăng đàn thuyết Pháp, nói chi đến một cư sĩ tại gia. Đây là hình thức làm cho Tăng tàn của Phạm Thị Yến.

Cô Phạm Thị Yến trả lời:

Kính thưa các quý đạo hữu!
Tăng thuộc về Tam Bảo. Từ trước đến nay, Yến để đại chúng chúng ta sung mãn Tam Bảo, đời này tu hành phát nguyện, gieo duyên xuất gia đời này hoặc đời sau thì làm cho Tam Bảo sung mãn hay tàn? Khuyến thỉnh mọi người tu hành, tức là thỉnh Phật thuyết Pháp, thỉnh Phật trụ thế và muốn cho Tam Bảo trường tồn mãi ở thế gian. Muốn cho Tam Bảo trường tồn ở thế gian thì những người cư sĩ chúng ta phải liễu ngộ đạo. Những vị đã xuất gia trong kiếp này, là do ở các kiếp về trước, họ đã có giác ngộ như chúng ta nên kiếp này họ đi xuất gia thì mới có Tam Bảo. Chúng ta là người cư sĩ tại gia phải sách tấn nhau đúng với Pháp của Phật. Mình đang bị các gia duyên ràng buộc, nhân quả cũ chi phối, không thoát ra được, nên kiếp này phải thực hành Pháp của người tại gia. Vì mình thực hành Pháp của người tại gia nên mình mới thấy được lợi ích của Pháp, tâm mình mới đầy đủ tín tâm đối với Chính Pháp. Mình có thực hành Pháp thì mình mới thấy Pháp của Phật cứu khổ cho thế gian, nên mình mới muốn trở thành người trong Tam Bảo để mang Pháp tế độ cho chúng sinh sau này.

Bởi vậy, khi Yến trạch Pháp thì nằm trong Trạch Pháp Giác Chi, 37 Phẩm trợ Bồ Đề, trong đó có bảy Pháp Giác Chi bao gồm: Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỉ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Niệm Giác Chi, Định Giác Chi và Xả Giác Chi. Vậy, Yến chia sẻ Pháp với các quý đạo hữu chính là trạch Pháp, trạch Pháp hiểu rồi mới tinh tấn, tinh tấn rồi mới hỉ, hỉ mới khinh an được (tức là mới có tâm bất động), khinh an rồi chúng ta mới xả được,... Trạch Pháp chính là trạch lại những lời Sư Phụ (Thầy Thích Trúc Thái Minh) đã giảng, chúng ta cùng trạch lại cho nhau nghe, cho những người mới đến được nghe. Đó được gọi là xưng tán Như Lai, tức là làm cho Phật Pháp được lan rộng ra. Nếu Phật Tử chúng ta không hiểu Pháp thì sẽ không hộ trì được Tam Bảo, không thể để cho Tam Bảo còn mãi ở thế gian được. Cho nên, tất cả những người Phật tử đều phải tinh tấn tu học, mở mang trí tuệ, mang Pháp của Phật đến cho tất cả hàng cư sĩ và những người chưa biết.

Còn đối với bình luận bên trên, Yến xin trả lời rằng Yến không phải thuyết Pháp mà Yến trạch Pháp. Thầy giảng các bài Pháp mới gọi là thuyết Pháp, còn mình trạch lại lời Thầy thì gọi là trạch Pháp. Các Thầy thì vẫn nằm trong việc trạch Pháp, tức là Pháp từ Phật, Phật đã thuyết rồi, bây giờ Thầy mang ra, Thầy trạch lại cho chúng ta thì Thầy vẫn nằm trong Trạch Pháp Giác Chi nhưng trực tiếp từ Phật. Còn chúng ta nương tựa vào Tam Bảo thì chúng ta trạch Pháp từ Thầy. Vậy là đúng thứ lớp! Bởi vậy, tất cả đạo hữu chúng ta cũng thế, các bạn về với chồng, với con, với thân bằng bạn hữu, các bạn nghe được điều gì tương ưng với nghiệp của họ, họ hỏi các bạn thì các bạn cũng phải trạch lại cho họ hiểu để họ thực hành. Cho nên, Trạch Pháp Giác Chi là để cho tất cả chúng sinh thực hành, không phải riêng ai cả. Ví như ở thế gian cũng vậy, học ở cô giáo giảng rồi thì về lại học nhóm. Học nhóm cũng là hình thức trạch ra, cũng là trong một phần Trạch Pháp Giác Chi, tức là ôn lại bài mà Thầy đã giảng rồi bảo cho nhau cùng nghe, tiến bộ.

Yến xin dừng câu trả lời này ở đây.

Thông Báo Các Kênh Truyền Thông của Phật Tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán)

-
aa
+
13,283 lượt xem
20/03/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ