Bộ câu hỏi ôn tập trong chương trình Vui xuân cùng Phật Pháp - Tết Nhâm Dần

Với tinh thần vui để học, học để tư duy và thực hành hướng đến giác ngộ giải thoát, trong chương trình “Vui xuân cùng Phật Pháp” năm Nhân Dần được tổ chức nội bộ vào ngày 29/12/Tân Sửu tại chùa Ba Vàng, Ban Tổ Chức xin gửi bộ câu hỏi ôn tập để quý Phật tử có thể tham khảo trước:
Dưới đây là bộ câu hỏi:

Phần I: Câu hỏi nhanh

Câu 1: Ai là tác giả của bài kinh Bát đại nhân giác? Cốt yếu của bộ kinh nói lên điều gì?
Câu 2: “Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá phiền não ác, chiết phục cả bốn ma, ra khỏi ngục ấm giới” là điều giác ngộ thứ mấy trong bài kinh “Bát đại nhân giác”? Bạn đã giảm trừ được điều lười biếng nào trong tu tập?
Câu 3: Tứ diệu đế bao gồm những gì?
Câu 4: Ai là người cúng dường bát cháo sữa cho Đức Phật trước khi Ngài thành đạo và ai là người cúng dường bữa ăn cuối cùng cho Đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn?
Câu 5: Trong buổi khai pháp đầu xuân năm Tân Sửu, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã giảng cái gì giữ tài sản cho chúng ta được bền vững nhất?
Câu 6: Kể tên những phương pháp bố thí mà Đức Phật dạy.

Câu 7: Nghe đoạn nhạc sau đây và cho biết đó là bài hát nào?

“Hơn 2000 năm trước

Nơi đất Ấn Độ linh thiêng

Thái tử Tất Đạt Đa

Con vua cha Tịnh Phạn

Khí chất bậc phi phàm

Vợ đẹp cùng con ngoan.

Châu báu với danh vọng

Nhưng Người không toại ý

Khi thấy cảnh khổ đau

Sinh già và bệnh chết

Thiêu đốt các chúng sinh.”

Câu 8: Lục hòa bao gồm những gì?
Câu 9: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống:
Vượt khỏi trần lao việc chẳng thường
Đầu dây nắm chặt…
Chẳng phải một phen sương lạnh buốt
Hoa mai đâu…
Câu 10: Trong bài kinh Vesāli thiên tai, dịch họa, Đức Phật dạy những nguyên nhân nào dẫn đến dịch bệnh?
Câu 11: Chư Tăng chùa Ba Vàng hiện đang thực hành bao nhiêu hạnh đầu đà?
Câu 12: Tổ Sư Tuệ Bích Phổ Giác tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau bao nhiêu năm bị thất truyền?
Câu 13: Tam tịnh nhục bao gồm những gì?
Câu 14: Trước khi xuất gia, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã mơ thấy giấc mơ gì, trở thành dấu ấn đặc biệt trên con đường tu tập của Ngài?
Câu 15: Chương trình tu tập cầu an trong đại dịch được kéo dài bao nhiêu ngày và tu tập cố định vào khung giờ nào trong ngày?
Câu 16: Trong đêm thành đạo, Đức Phật đã chiến thắng những loại ma nào?
Câu 17: CLB La Hầu La được ra mắt thành lập khi nào?
Câu 18: Đại nguyện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là gì?
Câu 19: Lời di giáo cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn là gì?
Câu 20: Trong bài kinh “Để mãi bên nhau”, Đức Phật dạy những điều kiện gì để vợ chồng đời này không chia xa, trong các đời sau cũng được thấy mặt nhau?
Câu 21: “Dù ai khen, chê, dù được lợi lộc hay mất lợi lộc, dù được danh hay mất danh, dù bị ai nguyền rủa, phỉ báng, không vì vậy mà dậy tâm bất bình, thương ghét v.v…” là bài học mà người hành giả học được từ đâu?
Câu 22: Điền từ còn thiếu vào câu nói hay của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh: “Của cải, danh vọng tích lũy bao nhiêu, đến lúc lâm chung cũng để lại đời này, không mang theo được, nhưng … và … sẽ tiếp tục đi sang kiếp sau. Đó mới là tài sản không bao giờ mất.”
Câu 23: Hãy kể 3 mục tiêu chính mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh hướng tới khi xây dựng đại chúng!
Câu 24: Hiện chùa Ba Vàng có bao nhiêu đạo tràng Phật tử xa xứ và có mặt ở bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
Câu 25: Các hoạt động trong chương trình tu tập theo 3 tháng an cư kiết hạ của chư Tăng là gì?
Câu 26: Người đệ tử Phật học được điều gì từ con rít, kinh Mi Tiên Vấn Đáp
Câu 27: Công hạnh Bồ đề Sư Phụ giao cho Phật tử trong lễ Phát Bồ đề tâm nguyện năm Tân Sửu?
Câu 28: Sư Phụ giảng trong Pháp thoại “Người mang hạnh phúc cho nhân loại”, Đức Phật đã chỉ dạy người như thế nào mang lại hạnh phúc cho nhân loại?
Câu 29: Trong năm Tân Sửu, chùa Ba Vàng thành lập mới bao nhiêu đạo tràng? Và hiện tại, tổng số đạo tràng của chùa là bao nhiêu?

Phần II: Câu hỏi tình huống ôn tập

Câu 1: Tình huống: Có 2 gia đình trái ngược nhau, 1 gia đình nhà giàu nhưng luôn giữ gìn những nét đẹp của Tết xưa, còn 1 gia đình nhà bình thường nhưng sống hiện đại, từ bỏ, chê bai những nét đẹp Tết xưa là quê mùa, không theo kịp thời đại.
Câu hỏi: Giữ gìn Tết xưa có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: Tình huống: Một người không có ý thức phòng, chống dịch nhưng mà lại hay đi nhắc nhở người khác phải giữ ý thức, dẫn đến lây nhiễm cho mọi người.
Câu hỏi: Nhân quả của việc không tự bảo vệ mình, bảo vệ người trong mùa dịch Covid là gì?

Câu 3: Tình huống: Một số người sắm mâm cao cỗ đầy lên chùa lễ Phật, gặp một người mang hoa quả (ít hơn) lên chùa cúng Phật, liền chế nhạo và nói rằng: “Đi chùa cốt ở cái tâm, nhìn đồ cúng thế kia là biết không có tâm rồi”. Nhưng sau đó, những người sắm mâm cao cỗ đầy cúng Phật xong lại hạ lộc xuống chia nhau mang về; còn người kia thì để đồ cúng lại và xin những cuốn kinh sách về nhà xem.
Câu hỏi: “Đi chùa cốt ở cái tâm” được hiểu như thế nào?

Câu 4: Tình huống: Một nhóm thanh niên livestream nói rằng không nên đi chùa, vì ở chùa không có Phật, Phật chỉ ở tại tâm, khiến nhiều người tin theo điều đó và nói rằng sẽ không đi chùa nữa.
Câu hỏi: Nhân quả của việc dẫn dắt số đông hiểu sai là gì?

Câu 5: Tình huống: Trong ngày tất niên, một gia đình sắp lễ cúng chúng sinh nhưng bị hàng xóm cho rằng cúng chúng sinh là mời ma vào nhà phá không cho ăn Tết.
Câu hỏi: Quan niệm cúng chúng sinh là mời ma vào nhà có đúng không? Vì sao?

Chúc quý Phật tử trở thành người chiến thắng và may mắn giành được những phần quà ý nghĩa từ chương trình!

Bộ câu hỏi ôn tập trong chương trình Vui xuân cùng Phật Pháp - Tết Nhâm Dần

-
aa
+
1,857 lượt xem
25/01/2022

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ