Nội quy tu học của CLB Cúc Vàng - Tập tu Lục Hòa

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa xin được kính chào!
Chúng tôi là những Phật tử của các Đạo tràng đang sinh hoạt và tu học tại Chùa Ba Vàng, TP Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Sau đây là mục đích hoạt động của CLB:

  1. Đối với xã hội: Chúng tôi sẽ giúp đỡ mọi người với tinh thần tương thân, tương ái.
  2. Đối với tự thân: Chúng tôi áp dụng những lời Phật dạy qua sự chỉ dạy của Đại Tăng Chùa Ba Vàng để giúp cho mình tăng trưởng tình thương và lòng từ bi. Trong khi làm Phật sự chúng tôi lấy tinh thần xả thí (nội thí là cùng nhau làm Phật sự cọ sát lấy Giới và Lời Phật dạy để chuyển hóa tâm) để thành tựu các công đức, xả tâm giải thoát, khiến cho tâm được thanh tịnh.
  3. Đối với gia đình: Bản thân chúng tôi phải thay đổi tâm tính để cho gia đình hạnh phúc dần lên rồi từ đó mang đến phúc lành cho gia đình và con cháu.
  4. Đối với gia tiên: Chúng tôi tu học theo lời Phật dạy để tạo thêm âm phúc cho dòng họ. Rồi mang công đức lành này hồi hướng cầu siêu cho gia tiên nhà mình. (Theo Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng).

CLB tu tập Lục Hòa (sáu phần hòa hợp) bao gồm:

  1. Thân Hòa Đồng Trụ: Cùng nhau tu học, cùng nhau làm Phật sự.
  2. Khẩu Hòa Vô Tranh - Không Tranh Đấu: Luôn lấy sự Thứ lớp, Cung kính, Vâng lời, Biết ơn trong lúc làm Phật sự.
  3. Ý Hòa Đồng Duyệt: Trong công việc chung cùng nhau bình đẳng đóng góp ý kiến khiến cho công việc được hoàn thành xuất sắc.
  4. Kiến Hòa Đồng Giải: Giải quyết các khúc mắc với nhau trong khi làm việc bằng tư tưởng: Bỏ ác, làm lành khiến cho tăng thượng tâm: tăng trưởng tâm lành thiện; Tăng thượng trí: khiến cho trí quán sát, trí tổng quát được phát triển nhạy bén.
  5. Giới Hòa Đồng Tu: Lấy năm giới của Phật tử tại gia làm nền tảng: Không sát sinh (chủ yếu là đối với con người), Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không say sưa nghiện ngập.
  6. Lợi Hòa Đồng Quân: Tất cả các công đức được tạo ra từ sự tu học làm Phật sự hòa hợp này đều đưa đến hạnh phúc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai cho tất cả các thành viên.

Các Đạo tràng của CLB Cúc Vàng chỉ tu học theo sự hướng dẫn của các Thầy tại Chùa Ba Vàng bởi vì: Tôn giáo rất hay bị các thế lực phản động lợi dụng để làm mất sự an ninh của Đất nước, gây rối trật tự Xã hội vì thế các Đạo tràng thuộc CLB Cúc Vàng chỉ tu tập tại Chùa Ba Vàng vì kiến thức và tư tưởng đã được kiểm soát rõ ràng có sự chịu trách nhiệm từ trên Thầy và các Đạo tràng trưởng. Khiến cho Đạo tràng trưởng dễ kiểm soát được đạo tràng viên và sách tấn nhau tu học theo Lục hòa của Chư Phật. Vì nếu không có quy định tu học tại một nơi thì các thành viên trong Đạo tràng có thể là các phần tử lợi dụng Đạo để gây mất trật tự Xã hội. Vì thế hoạt động của các Đạo tràng thuộc CLB Cúc Vàng chỉ theo sự chỉ dạy của Qúy Thầy Chùa Ba Vàng không xen tạp bất cứ ở đâu khác.

Xin giới thiệu với các bạn Nội quy tu học và làm Phật sự của CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa cũng là Nội quy tu học của Đạo tràng Từ Tâm - Chùa Ba Vàng:

A. Lời Mở Đầu

Kính thưa Quý đạo hữu Phật tử, dựa theo Thanh quy của Chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh được tuyên bố vào ngày 24 tháng 5 năm Ất Mùi tự thân tôi thấy và phân tích, tôi xin chia sẻ cùng Quý đạo hữu về sự nhìn nhận của tôi:

Chúng ta là người cư sỹ tại gia, chưa đủ thắng duyên để rời bỏ gia đình vào chùa tu tập, nếu được vào chùa là môi trường được rời bỏ tài vật, có Thầy và Đại chúng sách tấn để dễ dàng đoạn trừ được ngũ dục, vì thế nên chúng ta phải tạo ra môi trường tu tập cho chính mình.

Kính thưa Quý Đạo hữu, ác nghiệp của chúng ta được sinh ra trong công việc hàng ngày khi cùng nhau làm việc, giao tiếp, bàn luận bởi các tà kiến thì chúng ta phải chuyển hóa nó chính trong khi giao tiếp, bàn luận và làm phận sự trong Đạo tràng bằng chính kiến, để tâm chúng ta có cơ hội được chiếu soi, khiến lộ dần ra sự xấu ác: tâm tham đắm, chấp trước bởi công lao, đố kỵ khi thấy người khác tiến bộ, ganh ghét với người giỏi hơn, sân giận khi không vừa ý, sự ích kỷ, bỏn xẻn, keo rít sinh ra ác hại bởi tính thâm độc, v.v… để rồi sau đó chúng ta dùng trí giác có được bằng học Pháp, trạch Pháp, dùng phúc báu có được khi phận sự đúng Pháp, năng lực của phúc trí được tạo ra này có công năng tưới tẩm làm dập tắt, nhổ dần đi những hạt giống ngủ ngầm, những cây đại thụ vô minh trong tâm thức si ám của chúng ta trong mỗi mỗi tâm niệm, mỗi mỗi hành vi, có như vậy mới thanh lọc dần những chủng tử vô minh, tập khí từ vô thủy kiếp - kẻ thù không đội trời chung của Phật tử chúng ta.

Kính thưa Quý Đạo hữu, để có được sự tinh tấn diệt trừ vô minh trước hết phải tin chắc kiếp sống nhân sinh này hoàn toàn do nghiệp lực tạo ra từ tâm xấu ác nên chỉ cần dùng trí sửa tâm để tiêu nghiệp là sẽ được an vui, “tranh khôn cũng không ăn đi được, bị dại cũng chẳng lo thiệt”, chỉ có chính kiến mới giải thoát. Loại trừ hết so đo tính toán của ý thức, chỉ nên nhắm vào hiện tại để người tu thay đổi nghiệp lực bằng từng niệm thiện được sinh ra nên chúng ta hãy chú trọng, dùng trí tuệ soi chiếu vào tâm ngay từng việc làm, lời nói trong hiện tại hợp với đạo đức, chân lý mới mong thay đổi chuyển hóa được dòng nghiệp cấu uế đã tạo thành tập khí xấu ác được kết tập sâu dày từ vô thủy kiếp của chúng ta.

Trong hàng ức ức sinh linh, chúng ta có may mắn được thân người, lại nghe Phật Pháp phải cố gắng chuyên cần thân cận Tam Bảo cần cầu Giới Pháp, chúng ta thiết tha cần đổi cái xác Già – Bệnh – Chết này lấy công đức để hồi hướng khiến hiện tại bớt khổ vị lai được về Tây Phương, nếu đời này góp tập công đức chưa đủ, thì nhân này đời sau lại thân cận Tam Bảo tu tiếp đến đầy đủ công đức về Tây Phương hoặc Niết bàn.

Kính thưa các đạo hữu, chúng ta là người công dân của đất nước Việt Nam trước nhất chúng ta tu thế nào cũng phải là người tuân thủ đúng nền đạo đức, đúng pháp luật của Việt Nam làm ích nước lợi nhà. Người có đầy đủ đạo đức như thế thì mới có thể tu Phật được, thì mới có thể tu hành để vãng sinh về cõi Phật được, người nào mà chưa đủ đạo đức để làm an ổn cho xã hội, tươi đẹp cho cuộc đời thì không thể tu đạo Phật được.

Kính mong các quý đạo hữu hoan hỷ với các quy định mà Đạo tràng Từ Tâm đưa ra, các quy định này với mục đích giúp ích cho tất cả các Phật tử trong Đạo tràng sống một cuộc đời mà chuyển hóa các ác nghiệp trong tâm thành các thiện nghiệp trong tâm rồi làm tươi đẹp cho cuộc đời này, làm tươi đẹp cho cuộc đời sau.

B. Dẫn Nhập Đạo

Kính thưa Quý đạo hữu, chúng ta đến với Đạo Phật là để hiện tại được giải thoát sự bức bách khổ não, vị lai được về cõi Phật nên chúng ta cần phải học Phật.

Thưa các Đạo hữu, người con Phật là người đầu tiên phải biết quán xét nghiệp hiện tại của chính mình, rồi mới biết cách tu sửa nó, sự thăng tiến đạo đức là sự thăng tiến của Tâm và Trí. Chúng ta phải nhìn nhận mình một cách chân thực để không rơi vào sự huyễn hoặc viển vông trong khi tu tập, đầu tiên diệt nhân của ba đường ác, còn lại nhân làm người mới có thể thuần thiện tu đạo thánh được.

Quán Tâm: Tất cả các Pháp đều do Tâm biến hiện ra mà thôi.

Tướng Tâm của ba đường ác trong chúng ta (chúng ta có thể thấy được các cảnh giới ngay trong từng sát na tâm của chính mình):

a. Địa ngục:

Trong Địa ngục, chúng sinh bị tra tấn liên tục không ngơi nghỉ, thân chỉ tiếp xúc với cực hình, nếu hiện tại thân chúng ta tiếp xúc với mọi người trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi mà Tâm luôn bị phiền não, cảm thấy mình bị ác hại và ác hại mọi người khiến cho thân cảm giác bất an thì người đó có nhân của Địa ngục.

b. Ngã quỷ:

Chúng sinh trong cõi Ngã quỷ thường bị đói rét, khổ sở, v.v… cõi này có tướng Tâm: tham lam, keo rít, bỏn xẻn, ngã mạn, v.v…

c. Súc sinh:

  • Súc sinh thì trí tuệ thiếu kém, không có tôn ty trật tự, trên dưới, thứ lớp, không phân biệt được Thiện – Ác, v.v…
    Ví dụ: Cha mẹ sinh ra con rồi con lớn lên lại dâm dục với cha mẹ
  • Súc sinh thường ăn nuốt lẫn nhau là do Tâm thường hay muốn tranh đấu hơn thua, lấn lướt, ác hại, v.v…
  • Súc sinh hay hung hăng, sợ sệt là do Tâm thích bàn chuyện nói dối, thêu dệt, khuất tất, không thật, v.v…
  • Súc sinh thường không biết ơn nghĩa, không kính trên nhường dưới.

Khi tránh các nguồn Tâm của ba đường ác rồi chúng ta phải quán xét các nguồn Tâm ở cõi người:

d. Cõi người:

Có phúc mới được thân người, trong hiện tại chúng ta sắp từ cõi người để phân chia đi các cõi khác, hiện tại đã là Hoa báo của các cõi.

Quán xét các mối quan hệ của cõi người:
Nền tảng của Xã hội đầu tiên là được dạy về sự Cung kính, Vâng lời và Biết ơn đó là hạt giống sẵn có của con người được huân tập mà thành lập ra. Một đứa trẻ vừa sinh ra do nghiệp làm người từ kiếp trước vốn sẵn có ít nhất để trở thành đứa trẻ bình thường khiến cho đứa trẻ đã có tôn ty, trật tự, trên dưới, thứ lớp còn những người câm, điếc, mù, v.v… là những người bị trả nghiệp ác:

  • Vừa chào đời, một đứa trẻ bắt đầu học nói thường gọi: Đầu tiên là Bà bà, rồi đến Cha cha, rồi đến Mẹ mẹ, v.v… chứng tỏ người ấy là người biết thứ lớp, tôn ty, trật tự của một gia đình.
  • Bắt đầu đi học thì điều đứa trẻ được dạy đầu tiên là: Chào Thầy Cô giáo, tức là con người ta biết chào hỏi Cung kính khi gặp gỡ nhau.
  • Rồi đến việc học tiếp theo là vâng lời Thầy cô, Bố mẹ: Chứng tỏ con người phải có phúc sẵn có là biết Vâng lời.
  • Điều tiếp được dạy: Biết ơn Thầy cô và Bố mẹ (Ngày 20/11, 8/3, 20/10, 27/07, v.v…) nghĩa là: Là con người có phúc để biết Biết ơn.
  • Sau đó được học các lễ nghi, phép tắc: Thứ lớp với bạn đồng học, lớp trưởng, lớp phó, v.v… như nghỉ học phải xin phép nghĩa là phải biết giải trình, bộc bạch sự thật, v.v…
  • Tiếp tục Tâm thức của chúng ta phải học cách giao tiếp, ứng xử tiến tới lịch sự nghĩa là chúng ta phải dùng trí quán sát tâm của người khác khiến cho người ta được hài lòng, cái học này phải được người trí ở thế gian tán thán.
  • Tiếp đó khi đi làm thì bậc có trí phải biết giải trình mọi việc rõ ràng, thứ lớp, phân minh, v.v… nghĩa là ta phải kết hợp tất cả các điều được học ở trên lại.
    Ví dụ: “Kính thưa các đồng chí các cấp lãnh đạo tỉnh, thành phố, huyện,… hôm nay chúng tôi có công việc xin được trình bày như sau:…” đó thể hiện sự giải trình thứ lớp rõ ràng thường trực trong tất cả các mối quan hệ của con người.
    Tự thân chúng ta phải quán xét rõ ràng: nếu chúng ta có đủ phúc, duyên để làm người như thế thì chúng ta mới làm người bình thường được để có thể học hỏi tiếp thu mọi sự thăng tiến của đạo đức, còn nếu tự thân thấy tâm, đức đã yếu kém hoặc không ưa thích, khó chịu trước sự bình thường đó thì biết đã là hoa báo của ba đường ác.
  • Là người con Phật, con của bậc Phúc Trí vẹn toàn, trước tiên chúng ta phải là người có đạo đức, xa rời các điều ác, có được sự an ổn, mang lại sự an ổn cho người, tốt đời đẹp đạo, là người biết tuân thủ Pháp luật, đây là bốn ân mà Phật dạy người con Phật phải báo đền: ân quốc gia, ân cha mẹ, ân sư trưởng và ân chúng sinh, biết trân trọng mọi người, làm an ổn Xã hội, phải là người có đạo đức chân thật, có nhân của trí tuệ chân thật thì mới có thể tu học cầu Thánh trí của chư Phật phá vỡ vô minh giải thoát, niết bàn hoặc về Tây Phương Cực Lạc.

C. Vào Đạo

Kính thưa Quý đạo hữu, chính vì thế chúng ta xây dựng Đạo tràng Phật tử để cùng nhau có một môi trường trừ bỏ hết tập nhân trong tâm khiến sinh ba đường khổ rồi từ nhân làm người này làm cho tăng thượng tâm, tăng thượng giới, tăng thượng trí để về với cõi Phật.

Sau hai buổi họp bàn với toàn thể Đạo tràng, đều đưa tới sự thống nhất tu tập nhân Cung kính bằng cách: Thưa, Bạch, Thỉnh, Trình trong các công việc Phận sự, Biết ơn mọi người đã giúp mình, Vâng lời khi đã đúng pháp, chúng ta được bình đẳng tu tập.
✍️ Lời Đạo tràng trưởng trạch giảng trước hôm ra Nội quy tu tập!

D. Quy Chế của Đạo Tràng

Đạo tràng chúng ta lấy trên Thầy trụ trì, cùng chư Tăng tại Chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hướng đạo để làm nơi xây dựng nền tảng Đạo đức của con người, của người Phật tử trong Tâm Cung kính, Vâng lời, Biết ơn vì thế cho nên tất cả các Thầy ở các Chùa khác nhờ Đạo tràng làm việc gì tôi cũng đều bạch các Thầy bạch qua Thầy trụ trì khi nào Thầy trụ trì đồng ý thì Đạo tràng mới làm, đó là để tu Tâm Vâng kính Tam Bảo làm nền tảng trong sự Vâng kính đối với Phật Pháp.

Vì sao tôi lại quyết định như vậy, vì trên Chùa Ba Vàng Thầy truyền trao Chính Pháp, giảng đúng kinh Pháp của Phật và truyền trao Chính Giới của Phật đó là phó chúc của Phật đối với Đệ tử Phật. Tôi lấy con mắt Chính kiến này để làm nơi nương tựa bằng Chính kiến, nương tựa bằng Chính Pháp chứ không phải nương tựa bằng tình cảm đối với Tăng đoàn tại Chùa Ba Vàng.

Trong Thất Bồ Đề phần Đạo tràng thực hành Trạch pháp giác tri là vâng lời Phật dạy mà tu hành trong 37 phẩm trợ Bồ Đề để cho chúng ta ngăn các tập khí ác, diệt ác, để có được Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm, Chính định trong Bát chính đạo là con đường giải thoát duy nhất.

Chúng ta phải lấy Chính Pháp làm ngọn đèn, chứ chúng ta không thể nghĩ theo cảm tính và làm theo cảm tính của chúng ta được.

Các Quy Chế của Đạo Tràng:

I. Thành Phần

a. Chính thức:

  • Người nam, người nữ sau khi đã tham gia tu tập cùng Đạo tràng thấy phù hợp và đem đến lợi ích giải thoát tâm, thấy được an ổn nhẹ nhàng hơn lên thì xin vào.
  • Thể thức xin vào Đạo tràng: Vào các buổi sinh hoạt, đứng lên nói “Kính thưa Đạo tràng trưởng cùng tất cả các Đạo hữu, sau quá trình tìm hiểu và tham gia các công việc phận sự với Đạo tràng tôi thấy phù hợp với tôi, tôi xin được tham gia sinh hoạt chính thức trong Đạo tràng.”
  • Sau khi sinh hoạt một thời gian, không thấy phù hợp thì cũng như thế, vào các buổi họp lại xin ra: “Kính thưa Đạo tràng trưởng cùng tất cả các Đạo hữu, sau quá trình tham gia sinh hoạt với Đạo tràng tôi thấy không phù hợp với tôi, tôi xin được ra khỏi Đạo tràng.”

b. Dự thính:

Tất cả Phật tử, thiện nam, tín nữ cùng nhau tham gia trạch Pháp.

c. Thành phần tham gia công đức, phận sự cùng Đạo tràng.

II. Chương Trình Tu Học

  • Nương tựa vào Tam Bảo, dưới sự dìu dắt, hướng đạo của Chư Tăng tại Chùa Ba Vàng, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.
  • Tu Bát quan trai giới tại Chùa Ba Vàng.
  • Học Pháp hai buổi tại Chùa Ba Vàng.
  • Học trạch Pháp hai buổi tại Đạo tràng Từ Tâm.
  • Các phận sự: tụng kinh, lễ bái giúp các gia đình trong và ngoài Đạo tràng và các phận sự tại Chùa Ba Vàng.

III. Các Phận Sự

a. Nội chúng:

  • Khi gia đình Đạo hữu có công việc (đám ma, đám cưới, ốm đau, v.v…) tất cả hội viên phải có tinh thần giúp đỡ như việc của chính gia đình nhà mình, cả việc trong gia đình có người ốm mà nhà neo người thì Đạo tràng sẽ cắt cử luân phiên để trông nom giúp đỡ.
  • Tất cả thành viên hướng tới đời sống chân thật với nhau, hòa hợp, chỉ lỗi giúp nhau cùng nhau sửa chữa.
  • Tất cả các thắc mắc thì phải đóng góp ý kiến, tìm hiểu, tránh trường hợp để nghi ngờ tồn đọng sẽ gây mất hòa hợp, tổn hại sự tu tập của chính mình.
  • Đạo hữu nào có vấn đề ngăn ngại khi đóng góp ý kiến hoặc sách tấn mọi người, tham vấn riêng thì điện thoại cho Đạo tràng trưởng, nếu không điện thoại được thì nhắn tin lại hoặc viết giấy để đóng góp ý kiến, v.v…
  • Các thành viên trong Đạo tràng không được lợi dụng vay tiền, nhờ vả việc riêng đối với các hội viên hoặc các gia đình mà Đạo tràng đã giúp đỡ.
  • Không tổ chức đi đến nhà các thành viên để: Sinh nhật, đầy tháng, vào nhà mới, lễ Tết, v.v… không tụ tập (dễ vì dục gây khó xử).
  • Tham gia phận sự tùy theo sự xung phong của mỗi người.
  • Đóng góp quỹ tổ và tiền công đức khi có phận sự tùy theo khả năng.
  • Đóng tiền thăm ốm, đám ma, cưới hỏi, v.v… theo quy định của tổ.
  • Trong khi cùng nhau làm phận sự thì phải có thứ lớp trên dưới, kiểm tâm để đoạn trừ phiền não, sinh hoan hỷ là thành công, là mục đích chính của sự tu tập.
  • Không đọc kinh sách trước bài giảng của Thầy (sẽ gây sự lơ là khi nghe giảng trừ những kinh thường tụng).
  • Không nghe băng đĩa ngoài chùa vì mất hết thời gian tư duy bài giảng của Thầy (dù học một ngàn kệ không bằng rõ một cú rồi theo đó thực hành).
  • Không đàm luận những chuyện không liên quan tới sự giải thoát cho mình, sự giải thoát cho người.
  • Không nói xấu người khác sau lưng mà chỉ cùng nhau bàn luận cách sách tấn họ khi thấy họ có lỗi.

b. Ngoại chúng

  • Nhận giúp đỡ tất cả các gia đình nhờ Đạo tràng làm theo Phật Pháp. Ví dụ như: ma chay, cưới hỏi, nhà mới, ốm đau, v.v…
  • Không nhận tiền công của các nhà đám.
  • Các đồ bày lễ của Đạo tràng cho nhà đám mượn không lấy tiền.
  • Không cầm tiền của nhà đám trong mọi hoàn cảnh
    Ví dụ: Cúng dường hộ hay mua bán hộ đồ lễ, v.v…
  • Khi đến các nhà đám, Phật tử hướng dẫn cúng dường phải thích hợp theo đúng lời Phật dạy trong kinh. Sau đó gia đình có cúng dường hay không cúng dường là do gia đình, Đạo tràng vẫn giúp mà không phân biệt.
  • Không gọi điện xin tiền các gia đình mà Đạo tràng đã giúp khi không có sự thỉnh trước của các gia đình.
    Ví dụ: Nếu gia đình họ có thỉnh “Các em có việc gì gọi điện cho gia đình tham gia với” thì mới được gọi.
  • Không được hỏi sự cúng dường của các gia đình.
  • Đạo hữu nào có mối liên hệ với các gia đình nên điện thoại để sách tấn họ tu tập.

IV. Các Phân Ban Trong Đạo Tràng

  • Các trưởng ban nhặt người để sách tấn, bồi dưỡng để khi mình có việc bận mà không ảnh hưởng đến công đức phận sự của Đạo tràng.
  • Các trưởng ban phải bồi dưỡng người lên làm trưởng ban để mình xuống bên dưới trợ duyên cho họ để phá Ngã chấp.
  • Tất cả các Đạo hữu có quyền xung phong vào các ban để học hỏi, trưởng ban phải có trách nhiệm kèm dạy.
  • Trưởng ban phải thường xuyên báo cáo về tâm tính, lỗi lầm của mọi người trong ban, báo cáo với Đạo tràng trưởng khi có công việc bất thường.
  • Tất cả Đạo hữu điện thoại cho Đạo tràng trưởng góp ý về lỗi của trưởng ban để Đạo tràng trưởng kịp thời nhắc nhở.

Các Ban Trong Đạo Tràng:

(Nhân sự theo duyên có thể thay đổi)

1. Đạo tràng trưởng

Phật tử: Phạm Thị Yến
Pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán
Số điện thoại: 0379.629.052

Trách nhiệm:

Quản lý chung, Sách tấn mọi người tu tập và Trạch giảng các bài Pháp mà các Thầy trên Chùa Ba Vàng đã giảng.

2. Ban Quản chúng

Phật tử Đàm Thị Oanh – Trưởng ban
Phật tử Phạm Thị Lan Hương – Phó ban (phụ trách việc đi tu học của thành viên trong Đạo tràng)
Phật tử Nguyễn Thị Mai – Phó ban (phụ trách việc sắp xếp lịch, bố trí người trợ duyên các nhà đám)
Phật tử Trần Thị Lài – Thành viên
Phật tử Nguyễn Thị Phượng – Thành viên

Trách nhiệm:

  • Nắm được số lượng người và sự tham gia tu học của các thành viên trong Đạo tràng có đầy đủ hay không (Phải hỏi han xem tại sao không đi học do hoàn cảnh gia đình có vấn đề gì không hay tri kiến đã lệch lạc, v.v ...)
  • Nếu thành viên trong Đạo tràng nghỉ Tu Bát quan trai, Học Pháp, Trạch Pháp thì phải báo cáo cho Ban Quản chúng
  • Dạy chuông, mõ, khánh, bạch lễ cho các Phật tử mới hoặc chưa làm thành thạo trong Đạo tràng
  • Sắp xếp lịch, bố trí người trợ duyên các nhà đám

3. Ban tri sự

Phật tử Trịnh Thị Mão – Trưởng ban
Phật tử Nguyễn Thị Dung – Phó ban
Phật tử Nguyễn Thị Mai – Phó ban
Phật tử Lưu Văn Thiệu – Thành viên
Phật tử Nguyễn Vân Khánh – Thành viên
 

Trách nhiệm:

Bố trí nhân lực cho tất cả các Ban trong các Phận sự của Đạo tràng.

4. Ban trưng hoa

Phật tử Phạm Thị Thu – Trưởng ban
Phật tử Nguyễn Thị Mai – Phó ban
Phật tử Nguyễn Thị Hường – Thành viên
 

Trách nhiệm:

Trưng hoa trong các Phận sự của Đạo tràng. Khi có việc ở Chùa thì liên hệ trực tiếp với Ban hương đăng ở Chùa để trưng hoa.

5. Ban trưng quả

Phật tử Lê Bích Thủy – Trưởng ban
Phật tử Đỗ Thị Minh Nga – Phó ban
Phật tử Lê Thị Thung – Thành viên

Trách nhiệm:

Trưng quả trong các Phận sự của Đạo tràng. Khi có việc ở Chùa thì liên hệ trực tiếp với Ban hương đăng ở Chùa để trưng quả.

6. Ban tri khố

Phật tử Nguyễn Thị Phượng – Trưởng ban
Phật tử Trịnh Thị Hin – Phó ban
Phật tử Nguyễn Kim Cương – Phó ban
Phật tử Nguyễn Thị Thoa (Oanh) – Phó ban
 

Trách nhiệm:

Khi có việc tại Chùa thì liên hệ với tri khố của Chùa để sắp xếp thực đơn cho các buổi lễ và tổ chức chuẩn bị, triển khai các thực đơn đó.

7. Ban thí thực

Phật tử Bùi Thị Hằng – Trưởng ban
Phật tử Vũ Thị Nhung – Phó ban
Phật tử Phạm Thị Lành – Phó ban
 

Trách nhiệm:

Sắp xếp để bày cúng thí thực trong những khóa tu (14, 30 và mồng 8 hàng tháng).

8. Ban tang lễ

Phật tử Nguyễn Thị Mai – Trưởng ban
Phật tử Giang Thị Thơm – Phó ban
Phật tử Lưu Văn Thiệu – Thành viên
Phật tử Nguyễn Thị Nhụ –Thành viên
Phật tử Lê Thị Ngôn – Thành viên
 

Trách nhiệm:

Hướng dẫn, giúp nhà đám và Phật tử làm theo đúng nghi lễ Đạo Phật.

9. Ban tụng niệm

Phật tử Đỗ Thị Minh Nga – Trưởng ban
Phật tử Giang Thị Thơm – Phó ban
Phật tử Phạm Thị Lan Hương – Phó ban
 

Trách nhiệm:

  • Tụng niệm đám ma và hướng dẫn các nhóm tụng niệm
  • Bồi dưỡng các đạo hữu mới khi các đạo hữu phát nguyện tham gia phận sự hoặc muốn học hỏi.

10. Ban đời sống

Phật tử Đàm Thị Oanh – Trưởng ban
Phật tử Nguyễn Vân Khánh – Phó ban phụ trách khu vực Hạ Long
Phật tử Lê Thị Ngôn – Phó ban phụ trách khu vực Bãi Cháy
Phật tử Phạm Thị Lành – Thành viên
 

Trách nhiệm:

Tham hỏi ốm đau, từ thiện, trợ giúp đời sống đối với các thành viên trong Đạo tràng. Thu, chi tiền đi thăm hỏi.

11. Ban thủ quỹ

Phật tử Hàn Thị Hồng (Khánh) – Trưởng ban
Phật tử Nguyễn Kim Cương – Phó ban
 

Trách nhiệm:

Thu, chi quỹ tổ theo quy định của tổ.

12. Ban thị giả

Phật tử Nguyễn Kim Cương – Trưởng ban
Phật tử Lưu Văn Thiệu – Phó ban
 

Trách nhiệm

: Thị giả các Sư trong các buổi đi làm Phận sự.

13. Ban cung nghinh, tạ Pháp, ổn định trật tự trên Chùa

Phật tử Đàm Thị Oanh – Trưởng ban
Phật tử Phạm Thị Lan Hương – Phó ban
Phật tử Nguyễn Kim Cương – Thành viên
Phật tử Lưu Văn Thiệu – Thành viên
 

Trách nhiệm:

Thỉnh Sư, tạ Pháp, cung nghinh Sư trong các khóa tu, buổi học Pháp tại Chùa Ba Vàng.

14. Ban Hành đường

Các buổi cầu siêu hàng tháng: Phật tử Trần Thị Thúy – Trưởng ban
Phật tử Lê Bích Thủy – Phó ban
Phật tử Vũ Thị Hoa – Thành viên  Trách nhiệm:

Tổ chức, sắp xếp hành đường trong các buổi lễ, các buổi cầu siêu của Chùa Ba Vàng và các Phận sự của Đạo tràng. 

Các lễ lớn:

Phần Buffet (Búp phê): Phật tử Đỗ Thị Minh Nga phụ trách.

15. Ban tổ chức xe

Phật tử Giang Thị Thơm – Trưởng ban
Phật tử Nguyễn Thị Nhụ – Phó ban
Phật tử Nguyễn Thị Hằng – Thành viên
Phật tử Phạm Thị Doanh – Thành viên
Phật tử Vũ Thị Hoa – Thành viên
Phật tử Nguyễn Thị Hường – Thành viên
 

Trách nhiệm:

Tổ chức thuê xe và đón, trả các thành viên trong Đạo tràng đi tu học tại Chùa Ba Vàng và các Phận sự khác của Đạo tràng.

16. Ban Y tế

Phật tử Nguyễn Thị Kim Dung – Trưởng ban (Liên hệ với các Bệnh viện, SĐT 0947.659.777)
Phật tử Giang Thị Ly – Phó ban (Liên hệ với các Bệnh viện, SĐT 0912.653.376)
Phật tử Đàm Thị Oanh – Trưởng ban (Phụ trách thuốc nam, SĐT 01234.153.030)
Phật tử Phạm Thị Lan Hương – Thành viên (Phụ trách thuốc tây, SĐT 0904.248.565)
Phật tử Phạm Thị Kim Yến – Thành viên (Phụ trách thuốc tây, SĐT 01992.239.603)
 

Trách nhiệm:

Khi gia đình các thành viên trong Đạo tràng có người bị bệnh hoặc phải đi viện thì liên hệ trực tiếp với những thành viên trong ban để được trợ giúp về chuyên môn.

17. Ban Tri khách

Phật tử Nguyễn Thị Mai – Trưởng ban
 

Trách nhiệm:

Liên lạc với các Đạo tràng ngoài cùng với tất cả các Nhân dân, Phật tử nhờ sự giúp đỡ của Đạo tràng.

18. Ban Thông tin và Truyền thông

Phật tử Phạm Thị Yến – Trưởng Ban
Phật tử Trần Thị Mai – Phó Ban thường trực
 

Trách nhiệm:

Chuyển tải các tin tức Phật sự, nội dung tu học, các hoạt động trong CLB, các bài giảng Pháp, trạch Pháp,... đến cho quý Phật tử, nhân dân thông qua các kênh truyền thông thông tin đại chúng.

 

GHI CHÚ:

Đạo tràng trưởng có nhiệm kỳ 5 năm, sau mỗi 5 năm sẽ tổ chức bầu Đạo tràng trưởng một lần. Còn các trưởng ban thì tự bồi dưỡng người lên làm trưởng ban đề bạt lên thay cho mình thông qua sự nhất trí của cả Đạo tràng. Nếu trưởng ban nào có thiếu sót làm không được việc thì Đạo tràng trưởng chỉ định lại.

E. Pháp Tu Thường Trực

(Khi làm phận sự của tất cả Đạo hữu để phát sinh trí Quán)

NHƯ LÝ TÁC Ý

Tất cả Phật tử trong Đạo tràng:
Nói và làm chân thật
Nhẫn với sự thị phi

  1. Việc này ta làm có tâm CUNG KÍNH chưa? Đã thưa hỏi đúng thứ lớp chưa? Đã đúng đạo đức của loài người chưa?
  2. Ta làm việc này đã xong viên mãn chưa để sau này còn là bậc trượng thưởng?
  3. Ta làm việc này nên biết ơn ai? Ta làm việc này vì ta hay vì ai? Có lợi ích cho ta hay có lợi ích cho ai? Lợi ích này trong hiện tại như thế nào trong tâm, trong vị lai thì lợi ích như thế nào?
  4. Ta làm việc này có chấp công không? Có bảo cho mọi người biết chưa? Còn giấu diếm ở chỗ nào?
  5. Ai đã chỉ lỗi cho ta nhỉ? Tại sao ta chưa hoan hỷ nhỉ? Còn chỗ này ta chưa hiểu lỗi người và lỗi mình ta sẽ hỏi Đạo tràng trưởng xem!

F. Kết Luận

Kính thưa Quý đạo hữu, tôi mong mỏi các đạo hữu cùng với tôi xây dựng, gìn giữ cho mình một tổ chức rèn sửa Tâm, đào luyện Tâm trên nền tảng chân thật để đi đến một chốn an vui ngay cõi Sa Bà này thì nguồn Tâm này mới tạo ra công đức, phúc báu về Tây Phương được. Vì về Tây Phương sống cùng Thánh chúng, Bồ Tát, Chư Phật là nguồn Tâm của Lục Hòa. Cùng nhau đi cúng dường mười phương Chư Phật nên chúng ta phải tu tập tích tụ các công đức do Cung kính, Vâng lời, Biết ơn mà ra; chứ ở Tây Phương không thể dung chứa các Tâm Bất kính, Bất hòa, v.v… không có đời sống vô tổ chức được vì về đó không còn nhân của Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh.

Kính thưa tất cả các Đạo hữu, Đức Phật dạy: “Tất cả các Pháp đều do tâm sinh”, chúng ta là Chính báo của chính mình nên chúng ta phải tu luyện tâm chân thật, đúng pháp, nhu nhuyến để nhẫn nhục trong hoan hỷ trước tất cả sự biến hiện của mọi sự bất như ý do các ác nghiệp mà chúng ta đã tạo từ ác tâm của chúng ta từ vô thủy kiếp tới nay.
Nguyện Chư Phật, Bồ Tát tư nơi chân thật của chúng con mà dìu dắt cho chúng con ra khỏi luân hồi sinh tử.
Nam mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát!

NGƯỜI SOẠN
Phạm Thị Yến
Pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán

-
aa
+
21,708 lượt xem
03/10/2016

Bình luận (62)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn Thành Nguyên

    23/02/2024
    Con xin thành kính tri ân công đức của Cô Chủ Nhiệm ạ. Cô đã dày công vun đắp xây dựng CLB để cho chúng con được tu tập trong pháp lục hòa hướng đến 3 tâm: Cung Kính, Vâng Lời,Biết Ơn, làm phận sự theo thứ lớp.
  2. N
    N

    Nguyễn Thị Thu Hà

    21/12/2023
    Con xin kính tri ân công đức của cô nhiều lắm ạ.
  3. T
    T

    Tiêu Hà Sanh

    21/06/2023

    Có đủ duyên lành em mới được đọc nội quy của cô. Rõ ràng, khúc triết, đầy đủ, đơn giản, gần gũi với đời sống và có thể nói: tuyệt vời, rất tuyệt vời, cực kỳ tuyệt vời. Em xin thành kính tri ân công đức của cô ạ.

  4. Đ
    Đ

    Đinh Thị Lý

    18/04/2023

    Cô chỉ dạy rất rõ cho BCS các ĐT chúng em, em đã đọc hết nội quy CLB rất bổ ích ạ.

  5. T
    T

    Trần Thị Loan

    05/04/2023

    Con đã đọc hết nội quy tu học của CLB Cúc Vàng. Con xin chân thành cảm ơn cô đã cho con hiểu và biết đến Phật pháp ạ. Con xin tri ân công đức của Cô ạ!