Lương Hoàng Sám - Phần 11

Quyển Thứ Bảy
Chương Thứ Mười
Tự Vui Mừng

(Trang 359)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, từ khi quy y trở lại đây, biết chỗ chí đức là nơi nương tựa của tất cả.
Đoạn nghi, sám hối thì tội ác mê lầm đều tiêu diệt. Tiếp đến phát tâm dìu dắt nhau tu hành thì cởi mở được oán thù, tiêu diêu tự tại.
Như thế thời đại chúng há lại không hớn hở vui mừng hay sao?
Nay nói ý nghĩa những điều đáng vui mừng sung sướng thì trong kinh chép rằng:
Có tám nạn khổ: Một là Địa ngục, hai là Ngạ quỷ, ba là Súc sinh, bốn là Biên địa, năm là Trường Thọ Thiên, sáu là tuy được thân người mà câm điếc, ngọng liệu, tàn tật; bảy là sinh vào nhà Tà kiến, tám là sinh trước Phật hay sau Phật.

(Trang 360)

Vì có tám nạn ấy nên chúng sanh cứ chìm đắm mãi trong biển luân hồi sinh tử, không thể ra được.
Nay chúng con sinh nhằm đời tượng pháp tuy không gặp Phật, nhưng sự vui mừng còn nhiều.
Phàm có nạn là tại tâm, nếu tâm sinh nghi ngờ thì không phải nạn cũng thành nạn.
Nếu tâm không sinh nghi ngờ thì nạn gì cũng thành ra phi nạn.
Vì sao biết được?
Ví như nạn thứ tám, nói rằng sinh trước Phật hoặc sinh sau Phật là nạn. Nhưng bà già ở thành Đông, đồng sinh với Phật một thời, đồng ở với Phật một xứ mà bà già ấy không thấy Phật. Cho nên biết rằng tâm nghi ngờ là nạn, vị tất không đồng thời với Phật mà cho là nạn.
Ma Ba Tuần ôm lòng ác độc trong khi còn sống đã đọa vào địa ngục.
Rồng nghe thuyết pháp còn ngộ được đạo Bồ đề. Vậy chắc gì ở nhân gian hay thiên thượng mà liền cho không có nạn.

(Trang 361)

Tâm nếu biết điều thiện thì quả báo bình đẳng.

Cõi trời Lục dục là cao quý mà đọa địa ngục, súc sinh là thấp hèn mà lên được đạo tràng.
Thế nên tâm tà thì khinh nạn thành trọng, tâm chánh thì trọng nạn thành vô ngại.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng vì tâm nghi nên gặp việc không phải nạn thành ra nạn. Nếu tâm chánh thì nạn thành phi nạn.
Nay chỉ cứ ra một điều ấy cũng đủ hiểu rõ; trước Phật hay sau Phật đều là Chánh pháp; biên địa súc sinh đều là đạo tràng.
Nếu tâm chánh thì không còn nạn nữa, bằng tâm còn nghi ngờ thì nạn thành ra vô lượng.
Những điều vui mừng như thế sự thật không phải là ít, trong nhật dụng hằng ngày đại chúng không tự biết công đức của mình. Nay tôi sơ lược trình bày qua sự vui mừng theo thiển kiến của tôi để đại chúng tự suy nghĩ.

(Trang 362)

Nếu biết được sự vui mừng của mình thì cần phải tu tâm xuất thế.
Tự vui mừng những gì?
Phật dạy: “Địa ngục khó thoát khỏi, nay chúng ta đã cùng nhau xa lìa được khổ Địa ngục”. Đó là sự vui mừng thứ nhất.
- “Ngạ quỷ khó thoát được, nay chúng ta đã thoát được những thống khổ đói khát của Ngạ quỷ”. Đó là sự vui mừng thứ hai.
- “Súc sinh khó xả bỏ, nay chúng ta đã thoát được quả báo súc sinh”. Đó là sự vui mừng thứ ba.
- “Sinh ở biên địa, không biết nhân nghĩa; nay chúng ta đồng được chung ở giữa quốc độ có Phật, Pháp lưu hành; đích thân thừa hưởng được giáo lý nhiệm mầu của chư Phật”. Đó là sự vui mừng thứ tư.
- “Sinh lên cõi trời trường thọ, không biết trồng cội phúc; nay chúng ta ở đây đều được trồng căn lành”. Đó là sự vui mừng thứ năm.
- “Thân người khó được, một phen mất khó có trở lại; nay chúng ta đều được làm người”. Đó là sự vui mừng thứ sáu.

(Trang 363)

- “Sáu căn không đầy đủ thì không trồng được căn lành; nay chúng ta đều được thanh tịnh, hướng về pháp môn thâm diệu của Phật”. Đó là sự vui mừng thứ bảy.
- “Có Thế trí biện thông tức là không phải nạn mà thành nạn, nay chúng ta nhất tâm nương về Chánh pháp”. Đó là sự vui mừng thứ tám.
- “Trước Phật sau Phật đều là nạn, hoặc cho rằng mắt mình không thấy Phật là đại nạn. Nay chúng ta đã cùng nhau phát đại thiện nguyện, thề độ hết thảy chúng sanh cùng tận đời vị lai; không chấp việc không thấy Phật là nạn. Chỉ một phen thấy hình tướng Phật, một phen nghe được Chánh pháp, cũng tự cho đồng như ngày xưa được thấy nghe Đức Phật thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. Việc làm của chúng ta mục đích là diệt được tội, sinh được phước là quý; chứ không phải vì không thấy Phật mà cho là nạn”.
- Phật dạy: “Thấy được Phật là khó. Nay chúng ta đã cùng nhau chiêm ngưỡng được hình tướng Phật”. Đó là sự vui mừng thứ chín.

(Trang 364)

- Phật dạy: “Nghe được pháp Phật là khó. Nay chúng ta đã cùng nhau hưởng được Cam lồ pháp vị của Phật”. Đó là sự vui mừng thứ mười.
- Phật dạy: “Xuất gia được là khó. Nay chúng ta được từ thân cắt ái trở về với Đạo”. Đó là sự vui mừng thứ mười một.
- Phật dạy: “Lợi cho mình là dễ, lợi cho người là khó”. Nay chúng ta một lạy, một bái đều vì tất cả chúng sanh khắp mười phương mà hồi hướng công đức. Đó là sự vui mừng thứ mười hai.
- Phật dạy: “Chịu khổ, chịu cực được là khó”. Nay chúng ta, mọi người đều kiều cần, siêng năng làm lành không nghỉ, không biếng nhác. Đó là sự vui mừng thứ mười ba.
- Phật dạy: “Đọc tụng kinh điển được là khó”. Nay chúng ta giờ phút này đang đọc tụng kinh điển của Phật. Đó là sự vui mừng thứ mười bốn.
- Phật dạy: “Tọa thiền là khó”. Nay chúng ta có người tức tâm định ý. Đó là sự vui mừng thứ mười lăm.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng thấy có nhiều sự vui mừng như

(Trang 365)

vậy vô lượng vô biên, không phải bấy nhiêu lời đó mà có thể kể hết được.
Phàm người ở đời vui ít khổ nhiều. Được một điều vui mừng còn hớn hở thay, huống gì nay chúng ta có nhiều điều vui vô ngại.
Được vô ngại này đều nhờ sức oai thần của mười phương Tam Bảo. Chúng ta mọi người đều nên nhớ tưởng ơn đức Phật, Pháp, Tăng. Đại chúng nên tha thiết đầu thành đảnh lễ Tam Bảo, nguyện xin thay thế hết thảy Quốc vương, Đế chúa, Thổ cảnh, nhân dân, cha mẹ, Sư trưởng, thượng, trung, hạ tòa, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư Thiên, chư Tiên, hộ thế Tứ vương, thông minh chính trực, Thiên địa, hư không, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương Long vương, Long thần, Bát bộ, chư đại Ma vương, ngũ đế Đại ma, nhất thiết Ma vương, Diêm La vương, Thái sơn Phủ quân, ngũ đạo, Đại thần, Thập bát Ngục vương và các quan thuộc trong địa ngục; rộng ra cho đến vô cùng vô tận các loài hữu tình, có thần thức, có Phật tánh trong ba cõi sáu đường; nguyện vì các

(Trang 366)

chúng sanh ấy mà quy y tận hư không giới hết thảy mười phương Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, đồng đem thần lực tự tại bất khả tư nghị mà che chở cứu vớt, làm cho hết thảy chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thần vương, Thần tướng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong sáu đường, từ đây trở đi vượt khỏi biển sinh tử, đến bờ giải thoát bên kia, hạnh nguyện sớm viên mãn, đồng lên Thập địa vào Kim cang tâm, thành bậc Chánh giác.

Chương Thứ Mười Một
Tưởng Nhớ Ơn Tam Bảo

(Trang 367)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đều nên nhớ tưởng ơn Tam Bảo.
Vì sao vậy?
Bởi vì, giả sử như không biết Tam Bảo, thì làm sao sinh khởi từ tâm, thương xót chúng sanh. Giả sử không biết Tam Bảo thì làm sao sinh khởi bi tâm, cứu hộ nhiếp thọ hết thảy chúng sanh. Giả sử không biết Tam Bảo, thì làm sao sinh khởi tâm bình đẳng quán sát oán thân như nhau. Giả sử không biết Tam Bảo, thì làm sao có được diệu trí chứng đạo Vô thượng. Giả sử không biết Tam Bảo, thì làm sao hiểu rõ được lý nhị không (Nhân không, Pháp không) là chân không chân thật, vô tướng mà tu hành.
Phật dạy:
“Thân người khó được, nay đã được, lòng tin khó sinh, nay đã sinh”.

(Trang 368)

Chúng con ngày nay nhờ quy y Tam Bảo, mắt không thấy sắc lửa phun, cảnh rút lưỡi ở địa ngục, ngạ quỷ; tai không nghe tiếng kêu la nhiệt não, khổ sở ở cảnh địa ngục, ngạ quỷ; mũi không ngửi mùi máu mủ tanh hôi, lột da xẻ thịt ở cảnh địa ngục, ngạ quỷ; lưỡi không nếm mùi hôi thối, hư nát; thân không xúc chạm cảnh giá lạnh, lò than hồng, vạc dầu sôi ở địa ngục; ý thường biết Phật là đấng Cha lành, từ bi vô thượng, là đấng Đại y vương; ý biết tất cả Phật pháp, là thuốc hay để trị bệnh cho tất cả chúng sanh; biết các vị Hiền Thánh là từ mẫu săn sóc bệnh hoạn cho tất cả chúng sanh. Ý thường biết nghĩ tưởng Tam Bảo là ba ngôi báu ủng hộ thế gian; ý thường tưởng nghĩ gì chúng ta đều biết được hết.
Chúng con ngày nay tuy sinh ra không gặp Phật, nhằm đời mạt pháp, nhưng không có đủ tín tâm, sáu căn thanh tịnh, không có suy não, đi lại vừa ý, đứng ngồi tự do, vô ngại. Những quả báo tốt đẹp ấy đều do duyên lành đời trước, nhờ ơn Tam Bảo khiến phát tâm Bồ đề. Những lợi ích như thế vô lượng vô biên, không thể kể xiết. Vậy

(Trang 369)

chúng con há lại không lo báo ân, cúng dường Tam Bảo hay sao?
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên biết rằng: “Cúng dường là công đức lớn hơn hết thảy trong tất cả các công đức”.
Trong kinh Phật dạy: “Nhớ lại đời quá khứ chỉ cúng dường Tam Bảo một mảy may, nhờ phước báo ấy, nay gặp được Phật Thế Tôn”.
Lại nữa, trong kinh cũng chép rằng: “Nếu muốn được quả báo tốt mà xây tháp, lập tịnh xá, cúng dầu đèn, tràng phan, bảo cái, hoa hương, nệm gối và bao nhiêu thứ cúng dường khác v.v... cũng chưa phải là báo ơn Đức Phật”.
Muốn báo ơn Đức Phật, cần phải phát tâm Bồ đề, lập bốn lời thệ nguyện rộng lớn, tạo vô lượng duyên lành, trau giồi thân tâm, tu hạnh Tịnh độ. Ấy là kẻ trí biết báo ơn Đức Phật vậy.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nhận thấy ân đức từ bi vô lượng của Đức Phật không thể báo đáp. Các vị đại Bồ Tát nghiền thân cúng dường mà còn

(Trang 370)

chưa thể báo ơn Đức Phật muôn một, huống gì chúng con là phàm phu mà có thể báo ơn Đức Phật được sao? Đại chúng chỉ y theo lời Kinh dạy mà làm việc lợi ích cho người là hơn hết. Mọi người nên hết lòng đầu thành đảnh lễ Tam Bảo khắp vì hết thảy chúng sanh, vô cùng, vô tận trong bốn loài sáu đường mà quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Đức Bảo Phật.
Nam mô Ứng Danh Xưng Phật.
Nam mô Hoa Thân Phật.
Nam mô Đại Âm Thanh Phật.
Nam mô Biện Tài Tán Phật.
Nam mô Kim Cang Châu Phật.
Nam mô Vô Lượng Thọ Phật.
Nam mô Châu Trang Nghiêm Phật.
Nam mô Đại Vương Phật.
Nam mô Đức Cao Hạnh Phật.
Nam mô Cao Danh Phật.
Nam mô Bách Quang Phật.
Nam mô Hỷ Diệt Phật.
Nam mô Long Bộ Phật.

(Trang 371)

Nam mô Ý Nguyện Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Phật.
Nam mô Diệt Kỷ Phật.
Nam mô Hỷ Vương Phật.
Nam mô Điều Ngự Phật.
Nam mô Hỷ Tự Tại Phật.
Nam mô Bảo Kế Phật.
Nam mô Ly Úy Phật.
Nam mô Bảo Tạng Phật.
Nam mô Nguyệt Diện Phật.
Nam mô Tịnh Danh Phật.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.

Chương Thứ Mười Hai
Chủ Sám Lễ Tạ Đại Chúng

(Trang 372)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã cùng nhau sinh lòng tin kiên cố, phát tâm Bồ đề, thề không thối chuyển. Đó là một chí khí có năng lực mạnh không thể nghĩ bàn. Tâm ấy, chí ấy chư Phật rất ngợi khen.
Ngày nay tác giả tôi cũng hết lòng tùy hỷ và nguyện đời sau sẽ được gặp nhau lại. Xả thân này thọ thân khác nguyện không rời nhau, cho đến ngày thành Phật, hằng làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi.
Ngày nay nếu tôi lập ra Pháp Sám này như giả dối; trí không sáng suốt, thân trái với hạnh, khinh suất tỏ bày ý ấy. Thật đáng lo sợ, đối với sự thấy nghe của người.
Sức người hữu hạn mong manh, công việc thì quan trọng rộng lớn, như nước lửa trái nhau, nên tôi rất ngại ngùng. Nếu không nương nhờ một nguyên nhân cường tráng thì không thể có kết quả thắng diệu.

(Trang 373)

Thành thật, tôi biết có sai lầm, nhưng lòng tôi không quên việc thiện. Mong nhờ sức hộ niệm của đại chúng đồng làm từ thân. Ngưỡng xin đại chúng giáng đức xuống đạo tràng.
Thời giờ mau chóng thoạt vậy trôi qua, nếu để duyên nghiệp lôi cuốn thì khó gặp thắng hội.
Vậy tự mình nên phải cố gắng siêng năng khóa lễ, lợi mình lợi người, chớ hiên ngang bài xích, sau không hối hận kịp.
Pháp âm của Phật một phen lọt vào tai, thì công đức phước báo vĩnh kiếp vẫn còn hoài; một niệm thiện tâm, lợi ích cho thân tâm mãi mãi.
Nếu người nào có chí hướng cương quyết thì không có nguyện gì mà không thành tựu viên mãn.
Đại chúng cùng nhau chí tâm đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Oai Đức Tịch Diệt Phật.
Nam mô Thọ Tướng Phật.
Nam mô Đa Thiên Phật.

(Trang 374)

Nam mô Tu Diệm Ma Phật.
Nam mô Thiên Ái Phật.
Nam mô Bảo Chúng Phật.
Nam mô Bảo Bộ Phật.
Nam mô Sư Tử Phận Phật.
Nam mô Cực Cao Hạnh Phật.
Nam mô Nhân Vương Phật.
Nam mô Thiện Ý Phật.
Nam mô Thế Minh Phật.
Nam mô Bảo Oai Đức Phật.
Nam mô Đức Thừa Phật.
Nam mô Giác Tưởng Phật.
Nam mô Hỷ Trang Nghiêm Phật.
Nam mô Hương Tế Phật.
Nam mô Hương Tượng Phật.
Nam mô Chúng Diệm Phật.
Nam mô Từ Tướng Phật.
Nam mô Diệu Hương Phật.
Nam mô Kiên Khải Phật.
Nam mô Oai Đức Mãnh Phật.
Nam mô Châu Khải Phật.
Nam mô Nhân Hiền Phật.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.

Chương Thứ Mười Ba
Tổng Phát Đại Nguyện

(Trang 375)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại cùng nhau nhờ công đức nhân duyên sám hối, phát tâm, nguyện cho mười phương tận hư không giới hết thảy Thiên chủ, hết thảy chư Thiên, quyến thuộc của chư Thiên; nguyện cho Tiên chủ, hết thảy chơn Tiên, quyến thuộc của chơn Tiên; nguyện cho Phạm vương, Đế Thích, hộ thế Tứ thiên vương, Thần vương, Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho các vị thông minh chính trực, thiên địa hư không, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, hết thảy Thần vương, hết thảy Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho các vị Diệu Hóa Long vương, Đầu Hóa Đề Long vương, Ngũ phương Long vương, Long thần bát bộ, bát bộ Thần vương, bát bộ Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho A tu la vương, hết thảy Thần vương, hết thảy Thần tướng và quyến thuộc của vị ấy, nguyện cho nhân đạo, hết thảy

(Trang 376)

nhân vương, thần dân, tướng soái và quyến thuộc của các vị ấy; lại nguyện cho mười phương Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa ma na, Sa di, Sa di ni và quyến thuộc của các vị ấy; nguyện cho Diêm La vương, Thái Sơn phủ quân, ngũ đạo Đại thần, mười tám ngục vương, hết thảy Thần vương, hết thảy Thần tướng và quyến thuộc của các vị ấy; lại nguyện cho hết thảy chúng sanh trong đường địa ngục, hết thảy chúng sanh trong đường ngạ quỷ, hết thảy chúng sanh trong đường súc sinh và quyến thuộc của mỗi loài ấy; lại nguyện cho hết thảy chúng sanh hoặc lớn, hoặc nhỏ, cùng tận đời vị lai trong mười phương, tận hư không giới và quyến thuộc của các chúng sanh ấy; lại nguyện cho hết thảy chúng sanh đời sau này nếu trái với lời đại nguyện hôm nay, tất cả đều được trở lại trong bể đại nguyện này, mỗi mỗi đều đầy đủ công đức trí huệ.
Những chúng sanh như vậy vô cùng vô tận, ở trong ba cõi hay ngoài ba cõi, nhiếp thuộc vào danh sắc và có Phật tánh thì ngày nay đệ tử tên... mong nhờ sức đại từ đại bi của mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật, mong nhờ bổn thệ

(Trang 377)

nguyện lực, vô lượng vô tận trí huệ lực, vô lượng vô tận công đức lực, vô lượng vô tận tự tại thần thông lực, mong nhờ phù hộ chúng sanh lực, an ủi chúng sanh lực, tận chư Thiên chư Tiên lậu lực; nhiếp hóa nhất thiết thiện thần lực, cứu bạt nhất thiết địa ngục lực, tế độ nhất thiết ngạ quỷ lực, độ thoát nhất thiết súc sinh lực của chư Phật, chư Đại Bồ Tát và hết thảy Thánh Hiền, mong nhờ những năng lực ấy làm cho hết thảy chúng sanh đều được như nguyện.
Ngày nay đệ tử tên... lại mong nhờ năng lực của Từ Bi Đạo tràng, năng lực quy y Tam Bảo, năng lực đoạn nghi sinh tín, năng lực sám hối phát tâm, năng lực giải oan thích kiết, năng lực tự khánh hoan hỷ, năng lực hớn hở chí tâm, năng lực phát nguyện hồi hướng thiện căn, làm cho hết thảy chúng sanh đều được như nguyện.
Ngày nay đệ tử chúng con... lại mong nhờ năng lực đại từ tâm của bảy Đức Phật, năng lực đại bi tâm của mười phương chư Phật, năng lực diệt trừ phiền não của ba mươi lăm Đức Phật, năng lực hàng phục ma quân của năm mươi ba đức Phật, năng lực độ sinh của một trăm bảy mươi Đức Phật,

(Trang 378)

năng lực nhiếp thọ chúng sanh của một ngàn Đức Phật, năng lực che chở chúng sanh của mười hai vị Bồ Tát, năng lực lưu thông Sám pháp của Vô Biên Thân Bồ Tát và của Quán Thế Âm Bồ Tát; nguyện khiến cho tất cả chúng sanh ở trong mười phương, ba cõi, sáu đường, cùng tận đời vị lai, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc thăng hoặc giáng, nhiếp thuộc vào danh sắc có Phật tánh, sau ngày sám hối này rồi đều được thân như thân chư Phật, chư đại Bồ Tát, thân có trí huệ rộng lớn, không thể nghĩ bàn; thân có vô lượng thần lực tự tại, thân lục độ chánh hướng Bồ đề, thân tứ nhiếp, nhiếp thọ hết thảy chúng sanh, thân đại bi diệt trừ tất cả tội khổ, thân đại từ cho tất cả an vui, thân công đức lợi ích cho tất cả, thân trí huệ thuyết pháp không cùng tận, thân kim cang vật không thể phá hoại, thân thanh tịnh xa lìa sinh tử, thân phương tiện, hiện thần lực tự tại, thân Bồ đề tùy hết thảy thời gian mà hiện ra ba thân Bồ đề.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong tứ sinh lục đạo đều được đầy đủ thân như vậy, thành tựu hoàn toàn thân vô thượng đại trí huệ của chư Phật.

(Trang 379)

Lại nguyện cho hết thảy chúng sanh trong mười phương từ nay trở đi, sinh ra nơi nào cũng như chư Phật và Bồ Tát đều được miệng có công đức bất khả tư nghị; miệng nói lời nhu nhuyến, làm an vui tất cả chúng sanh; miệng như nước cam lồ, làm mát mẻ hết thảy chúng sanh; miệng không nói lời hư dối, nói lời chân thật, miệng nói lời uyển chuyển đúng như sự thật, dầu trong mộng cũng không có nói lời hư dối; miệng được tôn trọng, Phạm vương, Đế Thích, Tứ thiên vương đều cung kỉnh tôn trọng; miệng nói pháp thậm thâm, giải rõ pháp tánh; miệng nói lời kiên cố, nói pháp bất thối; miệng nói lời ngay thẳng, đầy đủ tài hùng biện; miệng trang nghiêm, hay tùy thời, tùy nghiệp mà thị hiện cùng khắp; miệng của đấng Nhất thiết trí hay tùy theo tất cả chúng sanh đáng độ thoát, thì độ thoát ngay.
Nguyện cho tất cả chúng sanh trong bốn loài, sáu đường đều được khẩu nghiệp hoàn toàn thanh tịnh như chư Phật và Bồ Tát.
Lại nguyện cho tất cả chúng sanh trong mười phương, từ nay trở đi, sinh ra nơi nào

(Trang 380)

đều được như chư Phật và Bồ Tát; có tâm đại sáng suốt, trí huệ không thể nghĩ bàn; tâm thường nhàm chán phiền não, xa lìa phiền não; tâm mãnh lợi, tâm kiên cường, tâm kim cang, tâm bất thối, tâm thanh tịnh, tâm minh liễu, tâm cầu thiện, tâm trang nghiêm, tâm quảng đại, có sức đại trí huệ, nghe được chánh pháp liền tự hiểu rõ; tâm hiền từ đến với người, đoạn trừ oán kết, thường biết sỉ nhục, thường biết hổ thẹn, không chấp nhân ngã, đồng xem nhau như thiện tri thức. Tâm thấy có người tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ đều sinh tâm hoan hỷ; oán thân bình đẳng, tâm không kiêu mạn, không nói việc thiện ác, xấu tốt của người; không tuyên truyền bỉ thử hòa hiệp phân ly của người; lời nói mềm mỏng không ác độc, tán thán công đức của Phật; ưa học kinh điển cao sâu, thương xót che chở chúng sanh như thương mình không khác; thấy người làm phước không phỉ báng; tâm nhân từ hòa hiệp như các Thánh nhân, đồng với Bồ Tát, thành bậc Chánh giác.

Chương Thứ Mười Bốn
Lễ Phật Thế Các Cõi Trời

(Trang 381)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng biết rằng chư Thiên, chư Tiên, hết thảy Thiện thần đối với chúng sanh có vô lượng ơn đức, không thể nghĩ bàn; các ngài muốn cho chúng sanh an vui mãi mãi, thương xót chúng sanh, ân cần, phù hộ, chỉ biết làm lành cho chúng sanh mà thôi.
Vì sao mà biết?
Vì theo sắc lệnh của Phật, thì Phật dạy các vị: Đề Đầu Lại Tra Tứ Thiên Vương nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, khiến người nghe danh hiệu Đấng Từ Bi, như quần thần hộ Thiên tử vậy.
- Lại sắc Hải Long Y Bạt La nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh như giữ tròng mắt, thương con đỏ, ngày đêm sáu thời không xa lìa.
- Lại sắc Diêm Bà La Sát Tử vô số độc long và long nữ nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, như quý đầu não không dám động chạm.
- Lại sắc Tỳ Lưu Lặc Ca Vương nên có từ tâm ủng hộ người

(Trang 382)

trì kinh, như mẹ hiền thương con lòng không chán, ngày đêm ủng hộ, đứng ngồi như nhau.
- Lại sắc Nan Đà, Bạt Nan Đà, Ta Già La Vương, Ưu Ba Đà, nên có từ tâm ủng hộ người trì kinh, cung kính cúng dường, đảnh lễ sát đất; cũng như chư Thiên thờ Đế Thích; cũng như con thảo thờ cha mẹ.
Đạo tràng Từ Bi thí an vui, dạy chúng sanh thân cận Phật pháp, đời sau ở trước Phật nhập Tam muội quyết định được pháp bất thối chuyển. Nếu nghe được danh hiệu Đức Phật và của các ngài Vô Biên và Quán Thế Âm thì ba chướng đều tiêu trừ, ác nghiệp cũng hết, ngũ nhãn đầy đủ, chứng quả Bồ đề. Các Thiên vương, Thần vương thương tất cả và thường hay ủng hộ, giúp oai thần.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, biết chư Thiên, Thần Vương có ơn đức che chở như vậy mà chúng sanh

(Trang 383)

chưa từng phát tâm nhớ tưởng báo đáp ơn đức ấy.
Cổ nhân còn có thể xả thân chỉ vì nhớ ơn của một bữa cơm no lòng. Huống gì chư Thiên, chư Thần, bát bộ Thần vương, bát bộ Thần tướng đối với chúng sanh có ơn đức thế ấy! Công đức ơn huệ này rộng lớn vô cùng, không bờ bến.
Chúng con ngày nay sám hối phát tâm v.v... đều nhớ ơn các vị Thiên vương ấy thầm gia hộ thần lực giúp đỡ cho kẻ tu hành, khiến thiện tâm được thành tựu. Nếu các ngài không hộ trợ thì những thiện tâm ấy đã thối chuyển sớm mất rồi.
Bởi thế nên các vị đại Bồ Tát Ma ha tát thường tán thán thiện tri thức là nhân duyên rất lớn, hay khiến chúng con thẳng đến đạo tràng. Nếu không có thiện tri thức chúng con làm sao thấy được chư Phật, vậy nên dù tan xương nát thịt cũng không thể báo đáp lòng từ rộng lớn ấy; cũng không thể báo đáp thâm ơn cao cả ấy.
Các vị đại Bồ Tát Ma ha tát còn tỏ lời cám ơn như vậy, huống gì những hạng dưới hàng Bồ Tát, thấp kém hơn mà không biết

(Trang 384)

lo báo ơn sao? Chúng con cùng nhau hết sức vận tâm tri ân báo ân, không thể bỏ qua sau ăn năn không kịp.
Như trong phần tự vui mừng ở đoạn trước đã nói rằng: Được tái ngộ trùng phùng là khó, khó được kết quả như ngày nay, còn muốn đợi gì nữa mà không lo báo ơn.
Như hội sám hối này mất rồi thì biết hội nào gặp lại.
Vậy nên dõng mãnh hy sinh vì người; sự thành có bại, xuân qua đông về, thời gian biến chuyển, không chờ đợi một ai. Nhân mạng vô thường, chỉ sống trong hơi thở đâu có lâu dài! Nghĩ lại, một phen này xa nhau, biết bao giờ gặp lại.
Mọi người nên tự nỗ lực, nhất tâm tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện xin thay thế hết thảy Thiên chủ, hết thảy chư Tiên, và quyến thuộc của các vị ấy khắp mười phương, tận hư không giới mà quy y kính lễ Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thiện Thệ Nguyệt Phật.

(Trang 385)

Nam mô Phạm Tự Tại Vương Phật.
Nam mô Sư Tử Nguyệt Phật.
Nam mô Phước Oai Đức Phật.
Nam mô Chánh Chủ Phật.
Nam mô Vô Thắng Phật.
Nam mô Nhật Quang Phật.
Nam mô Bảo Danh Phật.
Nam mô Đại Tinh Tấn Phật.
Nam mô Sơn Quang Vương Phật.
Nam mô Thí Minh Phật.
Nam mô Điện Đức Phật.
Nam mô Đức Tụ Vương Phật.
Nam mô Cúng Dường Danh Phật.
Nam mô Pháp Tán Phật.
Nam mô Bảo Ngữ Phật.
Nam mô Cứu Mạng Phật.
Nam mô Thiện Giới Phật.
Nam mô Thiện Chúng Phật.
Nam mô Định Ý Phật.
Nam mô Hỷ Thắng Vương Phật.
Nam mô Sư Tử Quang Phật.
Nam mô Phá Hữu Ám Phật.
Nam mô Chiếu Minh Phật.
Nam mô Thượng Danh Phật.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

(Trang 386)

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo rũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ; nguyện cho mười phương tận hư không giới hết thảy Thiên chủ, hết thảy chư Tiên và quyến thuộc của các vị ấy, hiện tiền thường được không huệ bình đẳng, được sức trí huệ phương tiện khai thác vô lậu đạo; hạnh nguyện thập địa đều được ngày càng sáng tỏ; tâm tu lục độ, tứ đẳng, thực hành Bồ Tát đạo, vào Phật hành xứ do tứ hoằng thệ nguyện, không bỏ chúng sanh, biện tài vô ngại, lạc thuyết vô cùng quyền xảo hóa độ, lợi ích chúng sanh, đồng lên Pháp vân, chứng quả thường trú.

Các bài xem thêm:

-
aa
+
5,089 lượt xem
23/08/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ