Làm Sao Để Bình Tĩnh Và Điềm Đạm?

Phật tử Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hoà chia sẻ với các Phật tử trong CLB.

Câu hỏi

Kính chào cô Yến. Cô cho con hỏi làm sao để vượt qua tâm trạng căng thẳng mỗi khi phải đối mặt với những việc cần sự bình tĩnh, điềm đạm để giải quyết ạ. Đôi khi tâm trạng đó làm con không thể sáng suốt và làm quá trình học tập hay làm việc của con trở nên kém hiệu quả ạ. Con xin tri ân Cô!

Câu trả lời của Cô Phạm Thị Yến

"Khi mà mình xử lý việc thì bao giờ mới là mất bình tĩnh? Là do công việc đó mình không rõ ràng cho nên mình sẽ bị mất bình tĩnh. Thế thì cháu thường có thói quen tư duy trước tất cả mọi việc. Tức là việc gì đến thì cháu nên tư duy. Và sau khi xong công việc thì cháu nên rút kinh nghiệm. Thì cái đó khiến cho mình có cái quan tâm tới công việc nhiều hơn, tức là có trách nhiệm với công việc nhiều hơn và say mê với công việc nhiều hơn. Chính cái trách nhiệm và say mê đó thì mình sẽ hiểu được công việc. Hiểu được công việc thì mình xử lý được công việc thì sẽ giúp cho mình bình tĩnh được trong các công việc vì kinh nghiệm của mình nhiều lên cho nên là mình sẽ bình tĩnh được.

Và thêm một cái nhân quả để cho mình bình tĩnh nữa thì cháu nên tu tập nhân quả đó là trong bất cứ một cuộc đối thoại nào đó thì cháu hãy nên lắng nghe người khác nói hết câu chuyện của người ta, xong rồi mình mới nói. Thì cái đấy cũng khiến cho mình có được bình tĩnh rất là nhiều, định tâm rất là nhiều. Tức là tâm mình định hơn. Và đi chơi trong bạn bè cũng thế, cháu cũng nên luôn là người ai muốn nói câu chuyện gì đó, cháu nói hết đã, chứ đừng cắt ngang lời của người ta. Nếu cháu cắt ngang lời của người ta thì khiến cho cháu luôn luôn mất bình tĩnh và sẽ không có được lợi thế khi mình giao tiếp.

Và trong công việc thì cháu sẽ trở thành người nóng vội, chưa tìm hiểu kỹ, chưa phân tích kỹ mình đã đi đến quyết định cho nên việc của mình hay không thành công. Vì là mình không thành công thì lại càng mất bình tĩnh. Cho nên đó là nhân, đó là quả.

Phúc Báo Là Gốc

Nhưng cái quan trọng, cái gốc vẫn là phúc báo. Mình có phúc báo thì khiến cho mình có được mọi tư duy, mọi suy nghĩ, mọi tình huống nó được hợp thời. Cho nên là có phúc vẫn là cái quan trọng còn việc xử lý như thế này vẫn cứ là tu ở phần ngọn, còn phần gốc vẫn phải là phần phúc. Cái phần mà Cô chia sẻ với các bạn vẫn cứ phải là tu trong hiện tại. Nhưng nếu anh có phúc thì anh mới tu được như thế. Nếu không có phúc thì tâm mình nó nóng ran lên, mình cũng không thể nào mà lắng nghe người ta hết được. Nhưng nếu mình là người có phúc, mình sẽ ngồi lắng nghe được người ta nhiều hơn.

Cho nên Đức Phật là bậc toàn giác nên Ngài mới biết là phước báo là cái quan trọng đem đến hạnh phúc cho con người. Cho nên Đức Phật mới dạy đầu tiên là anh phải biết bố thí đã. Bố thí, mình có phúc báo rồi thì mình muốn cái gì mình sẽ được cái đó. Ví dụ mình là người có phúc thì mình chỉ cần khởi tâm là mình mong sao mình được bình tĩnh trong mọi việc. Đó là câu hồi hướng mong sao đó thì bao nhiều phúc báo đó dồn về, thế là mình được bình tĩnh, tâm mình được mát mẻ. Cho nên Đức Phật dạy là khi mình có bố thí thì chư Thiện, Thiện Thần hoan hỉ. Chính họ cũng sẽ giúp cho mình để mình được an ổn và giấc ngủ được an lành.

Cho nên là Cô chia sẻ với bạn là bạn nên phát tâm cúng dường Tam Bảo, đó là phần phúc. Và bạn nghe học về Phật Pháp, hiểu về nhân quả thì bạn sẽ có được phúc lành. Đức Phật dạy rằng: Không cái gì phúc lớn hơn bằng có được chính kiến. Chính kiến - tức là biết tư duy nhân quả. Và mình nên học về nhân, về quả thì mình sẽ có phúc lành.

Cháu xin cảm ơn lời chia sẻ của Cô!"

Các bạn có thể nghe và tải bản MP3 tại đây:
SoundCloud:

NhacCuaTui:

Phật tử Phạm Thị Yến trạch Pháp thường kỳ năm Kỷ Hợi.

Các nội dung trao đổi, bình luận tại clip này được ghi lại từ buổi trạch pháp, trao đổi giữa các Phật tử thuộc Câu lạc bộ Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa, là quan điểm cá nhân dựa trên các giáo lý, đạo lý của Phật giáo, không mang tính tuyên truyền ép buộc. Khán giả không phải là Phật tử, chưa tìm hiểu về Phật giáo cân nhắc trước khi xem.

Thầy Thích Trúc Thái Minh dạy về cách tạo phúc báo: Cách Tạo Ra Phúc Báu Duy Nhất Theo Lời Phật Dạy

-
aa
+
2,074 lượt xem
11/06/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ