Không ưa giọng địa phương, âm điệu vùng miền - Nguyên nhân và cách chuyển hoá!

“Khi chê bai giọng nói của người khác, thì quả báo hiện tiền mà mình phải thọ nhận đó là không hiểu được nghĩa lý mà người nói đang truyền tải; thọ chịu cảm xúc khó chịu, thọ chịu tâm bất an, mất đi sự giao tiếp quan hệ với người nói”. - Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh: Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Câu hỏi:
Con thưa Cô! Ngày hôm nay con đã nhận được tin nhắn này từ 1 em Phật tử trẻ trong CLB Trúc Thanh ạ:
"Chị ơi, dạo gần đây em bị phiền não nhiều quá ạ, em xin chị hướng dẫn cho em để em sám hối và tu tập với ạ. Khi em đọc tụng kinh Tam Bảo theo Sư Ông (giọng miền trong), em không theo được vì Sư Ông đọc trầm bổng, khiến em không tập trung vào câu kinh mà bị phóng ra ngoài, có lúc khởi ý bất thiện lên. Em nhận ra là do em chấp vào giọng đọc của em cũng được, nên khi không như ý mình đọc thì tâm nó tự bực bội. Em cũng đã sám hối trong tâm với Sư Ông nhưng em vẫn không tập trung đọc kinh được”.
Chúng con rất mong được Cô chỉ dạy về nhân duyên của những việc này. Và trong trường hợp này Phật tử nên tu tập, sám hối như thế nào để được lợi ích ạ? Chúng con xin thành kính tri ân công đức của Cô ạ.
Cô Phạm Thị Yến trả lời:

Việc gì xảy ra khi chúng ta không ưa thích giọng địa phương, âm điệu vùng miền?

Khi chúng ta không ưa thích giọng địa phương, âm điệu vùng miền, chúng ta sẽ mất tập trung vào nội dung, trong đầu liên tục khởi lên các ý chê bai và cảm giác khó chịu, tâm bất an xuất hiện dẫn đến có những lời nói chê bai và ác cảm với người nói.

Quả báo của việc chê bai giọng địa phương, âm điệu vùng miền?

Trong Phật giáo có câu chuyện một vị Tỳ Kheo trẻ chê giọng tụng kinh của một vị Tỳ Kheo già là như chó sủa. Sau đó, biết được vị Tỳ Kheo già đã chứng đắc quả A la hán nên vị Tỳ Kheo trẻ đã xin sám hối. Thế nhưng, vị Tỳ Kheo trẻ vẫn phải chịu quả báo là 500 kiếp làm chó.

Chú Sa di chê vị Tỳ Kheo đã chứng Thánh quả tụng kinh như chó sủa, chính từ khẩu nghiệp đó mà bị chịu quả báo 500 kiếp đọa làm chó (ảnh minh họa)
Chú Sa di chê vị Tỳ Kheo đã chứng Thánh quả tụng kinh như chó sủa, chính từ khẩu nghiệp đó mà bị chịu quả báo 500 kiếp đọa làm chó (ảnh minh họa)

Khi chê bai giọng nói của người khác, thì quả báo hiện tiền mà mình phải thọ nhận đó là không hiểu được nghĩa lý mà người nói đang truyền tải; thọ chịu cảm xúc khó chịu, thọ chịu tâm bất an, mất đi sự giao tiếp quan hệ với người nói và chịu các quả báo của việc gây ra từ sự chê bai… Chê bai giọng nói của người khác là một trong nhiều nhân khiến về sau rơi vào các loài trong 3 đường ác; khi thọ sinh làm người, có thể ở các vùng miền không nói ngôn ngữ phổ thông của đất nước và khó thông hiểu nghĩa lý,... Cho nên, chê bai giọng nói của người khác khiến chúng ta khổ ngay trong hiện tại và còn bị quả báo khổ sau này.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chê bai giọng địa phương, âm điệu vùng miền

Nguyên nhân dẫn đến sự chê bai giọng nói đó chính là sự tự khen mình và chê người không đúng với sự thật. Khen mình không đúng với sự thật, tức là mình không được như vậy, nhưng nói với ý để người khác khen mình quá với thực tế của mình, hoan hỉ với sự tán dương không đúng với thực tế mà mình có, thọ nhận sự khen ngợi và tín nhiệm của người khác không đúng với sự thật về mình.
Chê người không đúng với sự thật, tức là người không có như vậy, nhưng mình chê người sai với sự thật, nói với ý để người khác cùng chê quá với thực tế của người bị chê, hoan hỉ tán dương với sự chê bai không đúng với thực tế của người bị chê, thọ nhận sự khen ngợi và tín nhiệm của người khác từ các sự chê bai không đúng với sự thật.

Nguyên nhân dẫn đến sự chê bai giọng nói đó chính là sự tự khen mình và chê người không đúng với sự thật (ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn đến sự chê bai giọng nói đó chính là sự tự khen mình và chê người không đúng với sự thật (ảnh minh họa)

Các sở chấp hay gặp dẫn đến chê bai chê bai giọng địa phương, âm điệu vùng miền

Ái chấp ưa thích về phong cách nhạc điệu, ngôn ngữ, chất giọng địa phương này sẽ chê bai phong cách nhạc điệu, ngôn ngữ, chất giọng địa phương khác. Chúng ta nên giác hiểu rằng, khi chúng ta nhận xét về phong cách nhạc điệu, ngôn ngữ, chất giọng địa phương là chúng ta dựa vào một tiêu chuẩn nào đó do một nhóm người hoặc số đông người cùng ưa thích tạo thành cái tiêu chuẩn đó, cho nên đã đặt ra tiêu chuẩn đó để đánh giá về hay hoặc không hay của phong cách nhạc điệu, ngôn ngữ, chất giọng địa phương.
Chúng ta có thể phân biệt về phong cách nhạc điệu, ngôn ngữ, chất giọng địa phương trong sự giác hiểu là đang dựa trên một quan điểm của nhóm người hoặc số đông nào đó, thì chúng ta sẽ không bị tâm chê bai chi phối chúng ta.

Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về các sở chấp hay gặp dẫn đến chê bai giọng địa phương, âm điệu vùng miền (ảnh minh họa)
Cô Phạm Thị Yến chia sẻ về các sở chấp hay gặp dẫn đến chê bai giọng địa phương, âm điệu vùng miền (ảnh minh họa)

Ví dụ cụ thể: Chúng ta nhận xét giọng miền Nam hát chèo không hay bằng giọng miền Bắc, hay giọng miền Bắc ca cải lương không hay bằng giọng miền Nam, hay giọng miền Bắc ca hò không hay bằng giọng Huế ca hò,… Khi chúng ta nói lời nhận xét như vậy, thì chúng ta cần rõ biết là chúng ta đang dựa theo sở thích và quan điểm của số đông và chúng ta đang phương tiện giao tiếp theo pháp thế gian mà có hay và không hay. Nếu chúng ta không giác hiểu và áp dụng được pháp như vậy, thì tâm chúng ta sẽ sinh chấp trước, bất như ý, chê bai, sân giận,...

Thực hành giác ngộ đoạn trừ nhân xấu "chê bai giọng địa phương, âm điệu vùng miền"

Đức Phật dạy đệ tử về "tứ y". Trong đó, có "y nghĩa bất y ngữ" và "y trí bất y thức". Áp dụng lời dạy "Y nghĩa bất y ngữ" trong cuộc sống, tức là chúng ta tìm hiểu về nghĩa lý của vấn đề, sự việc,... mà không bị chướng ngại bởi ngôn ngữ, văn tự. Áp dụng lời dạy "Y trí bất y thức" trong cuộc sống, tức là chúng ta dùng trí tuệ để tìm hiểu về nghĩa lý của vấn đề, sự việc,... mà không bị chướng ngại bởi vọng thức phân biệt.
Kính thưa các bạn!
Đức Phật không phải tự khen mình mà Ngài nói đúng sự thật về Ngài. Đức Phật không phải chê chúng sinh là ngu si, vô minh, mà Ngài nói sự thật về chúng sinh và cũng là nói sự thật về chính Ngài khi còn là chúng sinh, cũng ngu si, vô minh. Đức Phật còn nói sự thật rằng, chúng sinh ngu si, vô minh, sau rồi sẽ thành Phật khi từ bỏ, đoạn diệt hết tham ái.
Và trong câu trả lời này, Tâm Chiếu Hoàn Quán cũng xin lưu ý với các bạn về việc thọ sinh theo nghiệp khen mình, chê người không đúng sự thật của chúng sinh vô minh như chúng ta khác với sự thọ sinh theo nguyện của các vị Bồ tát thực hành Ba la mật. Các vị Bồ tát thực hành Ba la mật vì thành tựu đạo vô thượng cho mình và lợi ích chúng sinh, nên các Ngài theo nguyện Bồ đề mà thọ sinh trong lục đạo, mang ngôn ngữ, giọng nói, âm điệu của muôn loài.
Kính thưa các bạn, chúng ta cùng sách tấn nhau học và thực hành lời Phật dạy, tư duy về nhân quả để bỏ dần đi sự chấp trước, bỏ dần đi sự khen mình, chê người không đúng với sự thật và để được hưởng phúc báo an lành.

Các bài nên xem:

-
aa
+
2,818 lượt xem
16/05/2020

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nguyễn Thị Thảo

    22/01/2023
    Con xin được sám hối vì đã không ưa giọng địa phương, âm điệu vùng miền mà đã có hành động khen mình chê người ạ! Con xin thành kính tri ân Cô đã chỉ dạy cho chúng con hiểu để chúng con không tạo nghiệp xấu nữa ạ!