Khi nội bộ gia đình mâu thuẫn nên làm thế nào?

Ai cũng mong muốn gia đình của mình êm ấm hòa thuận, bố mẹ, vợ chồng, con cái trên kính dưới nhường, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Thế nhưng, trong cuộc sống gia đình, đôi lúc chúng ta không tránh khỏi mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên trong gia đình, làm mất đi hòa khí, tình cảm với nhau. Về vấn đề này, Phật giáo gọi là cộng nghiệp. Đó là khi trong tiền kiếp, chúng ta cùng đồng thuận làm các việc xấu ác, để hại người, khiến cho người khác bị đau khổ. Đến hiện kiếp này, chúng ta đủ duyên gặp nhau, trở thành người một nhà, để khắc khẩu, làm khổ lẫn nhau. Nếu chúng ta làm cho người khác đau khổ như thế nào thì nay chúng ta cũng chịu những khổ đau như thế ấy. Đó là nhân - quả công bằng. Vậy khi nội bộ gia đình mâu thuẫn, chúng ta nên làm thế nào? Mời quý vị và các bạn đón đọc bài viết “Khi nội bộ gia đình mâu thuẫn nên làm thế nào” để có câu trả lời nhé!

Câu hỏi: Cô cho con hỏi, gia đình chồng con rất hay xảy ra va chạm và xô xát lẫn nhau, có khi thì bố chồng với mẹ chồng, có khi thì chồng con với bố chồng con, có khi thì em trai chồng và em dâu, ngày trước con và chồng con cũng vậy, mặc dù mọi người đều là những người tốt. Từ khi hiểu và thực hành lời Phật dạy, giữa con và chồng con có đỡ hơn nhiều vì con biết nhẫn nhịn hơn trước. Nhưng hiện nay, chồng và mẹ chồng con đang có xảy ra va chạm, em trai và em dâu con cũng có va chạm (đánh nhau). Con ko biết do nhân gì dẫn đến như vậy. Kính mong Cô từ bi chỉ dạy cho con được biết cách giúp đỡ mọi người trong gia đình sống tốt, vui vẻ với nhau hơn. Con xin tri ân công đức của Cô.

Cộng nghiệp trong gia đình

Cô Phạm Thị Yến trả lời: Cô chào em! Theo giáo lý nhân quả ba đời của đạo Phật, trong gia đình, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp với nhau về mặt nào, thì đều có nhân duyên nghiệp quả với nhau tương ứng về mặt đó. Ví dụ: Con chơi bời phá tán tài sản, bố mẹ phải đền, thì bố mẹ cộng nghiệp với con về nghiệp thất thoát tài sản và hành khổ nhau; tất cả đều không được hưởng tài sản, tất cả mất đi tình cảm đối với nhau… Đó là do kiếp trước có thể cùng nhau lấy đi tài sản của người khác, khiến người ta đau khổ. Cùng nhau làm việc bất thiện, nay có quả báo là cùng nhau chịu khổ, gọi là "cộng nghiệp"....

Trong gia đình, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp với nhau về mặt nào, thì đều có nhân duyên nghiệp quả với nhau tương ứng về mặt đó
Trong gia đình, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp với nhau về mặt nào, thì đều có nhân duyên nghiệp quả với nhau tương ứng về mặt đó

 Cũng theo giáo lý nhân duyên nghiệp quả, thì trường hợp của chồng em mâu thuẫn với mẹ (có thể có lúc có hành động bất hiếu) và mẹ mâu thuẫn với chồng em, thì có thể do kiếp trước kia, cùng nhau xui người làm các việc bất hiếu. Nhân quả đó đủ duyên khiến kiếp này sinh về theo nhân duyên mẹ và con để trả nghiệp cũ, chịu khổ hiện tại và quả khổ về sau (nếu chồng có hành vi bất hiếu, mẹ có hành vi bất nghĩa).

Phật Pháp mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng ta

Vì vậy nên mình chỉ có thể tu tập để giải quyết các mâu thuẫn liên quan trực tiếp tới mình. Vì khi mình tu tập thì chuyển hoá được nghiệp của mình, nên sẽ chuyển hoá được sự cộng nghiệp với những người liên quan trực tiếp tới mình. Còn những mối quan hệ không liên quan tới mình thì không chuyển được. Trường hợp của em, có thể tu hành, cúng dường, hồi hướng cầu siêu cho gia tiên (gia tiên có mối liên hệ nhân quả chung với cả gia đình). Đem công đức hiếu nghĩa đó để hồi hướng đến cho mối quan hệ của mọi người trong gia đình, thì mọi việc sẽ được an ổn hơn, vì đó là "phúc hiếu". Tuy rằng hồi hướng như vậy mâu thuẫn không hết được nhưng giảm đi nhiều em ạ.

Mặt khác, em nên thực hành tinh tấn lời Phật dạy, sống ứng xử chân thật có đạo lý, sẽ khiến mọi người dần dần cảm mến em; mọi người cảm mến em, thì sẽ cảm mến đạo Phật. Từ đó, em mới có nhân duyên để mọi người dần biết tới phật pháp. Khi biết tu theo phật pháp, mọi người sẽ hiểu nhân quả, biết sống hiếu nghĩa, lành thiện dần lên, thì mọi việc mới chuyển hoá hết được. 
Nếu em có con thì nên cho con đi chùa tham gia tu học đạo lý để sau này không rơi vào hoàn cảnh tương tự nhé. Có tu mới bớt khổ, mới hết khổ. Em có thể tìm xem video: "Cách khơi dậy tín tâm Phật Pháp cho mọi người" của cô để tham khảo thêm em nhé. Chúc em tinh tấn! 

-
aa
+
1,807 lượt xem
14/12/2019

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. N
    N

    Nga nguyen

    28/10/2023
    Chỉ dạy của cô tuyệt vời ạ! Kính tri ân Cô!