Khẩu nghiệp nặng và cách đối trị

Ông bà ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đây là một câu nói tưởng chừng như dễ hiểu, dễ thực hành nhưng nếu chúng ta không biết giữ gìn “khẩu nghiệp” của mình thì câu nói trên có học cả đời cũng chưa xong. Vậy “khẩu nghiệp” có nguyên nhân từ đâu và học cách “tu khẩu nghiệp” như thế nào để gặt hái được những mối quan hệ tốt, làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn?

Gia Đình Con Hay Cãi Nhau Quá!

Câu hỏi: Cháu chào Cô ạ! Cô Yến ơi! Cháu có những bế tắc trong cuộc sống, cháu rất muốn gặp Cô nói chuyện để tìm ra cách giải quyết, cháu mong Cô giúp cháu được không ạ? Cháu có được nói chuyện với Cô một lần tại chùa, nhưng hôm đó có rất nhiều người hỏi nên cháu cũng chỉ nói chuyện qua được với Cô thôi ạ!

Cháu năm nay 18 tuổi rồi, cháu lấy chồng được hơn một năm và con cháu cũng được hơn 1 tuổi rồi ạ. Cháu và chồng cháu hồi mới cưới nhau thì chồng cháu hay đi chơi đá (ma túy đá), nhưng sau vì vợ chồng cứ suốt ngày đánh cãi nhau nhiều và cũng vì chuyện đó mà mẹ chồng cháu bênh chồng cháu. Dẫn tới sứt mẻ tình cảm của cả hai bên gia đình nên thời gian hơn hai tháng nay chồng cháu không dính vào cái đó nữa!

Cháu với chồng cháu trước cứ 1 tháng rất hay đánh nhau nhưng từ ngày cháu được 1 người bạn dẫn đến chùa Ba Vàng thì cháu có bớt chửi bậy hơn trước. Nhưng về nhà cháu vẫn chưa bỏ được thói quen cãi lại bố mẹ và chồng, nhiều lúc mẹ chồng cháu hay nói chuyện không đúng sự thật nên hai vợ chồng cháu có đánh nhau. Cháu bế tắc quá! Nhiều lần cháu nói xong, ngồi một mình rồi tự tát vào mồm mình vì sao cháu vẫn không kiểm soát được cái miệng và sao cháu vẫn nóng tính. Cháu muốn thay đổi để cuộc sống của cháu trở nên tốt hơn quá cô à! Cháu ý thức được việc không kiểm soát được cái miệng của cháu sẽ rất là dễ gây tai họa và không kiểm soát được cơn tức giận mà vẫn cứ nóng như đàn ông sẽ rất nguy hiểm.

cai-nhau

Nhiều lúc mẹ chồng cháu hay nói chuyện không đúng sự thật nên hai vợ chồng cháu có đánh nhau

Cháu sợ lắm Cô ơi! Cháu phải làm sao đây ạ? Nhiều lúc cháu rất sợ vì cái miệng không tốt và tính nóng giận của cháu sẽ gây ra chuyện nhưng cháu vẫn không thể kiểm soát được Cô ạ! Cô ơi, Cô giúp cháu với cháu không muốn bị mọi người xa lánh với không muốn hư với chồng cháu Cô ạ!

Nhân Của Khẩu Nghiệp Và Cách Tu Khẩu Nghiệp

Cô trả lời: Những lời nói có hai trạng thái: Trạng thái thứ nhất có kiểm soát và trạng thái thứ hai là không kiểm soát được. Hai trạng thái này xuất phát từ hai nhân của nghiệp. Thứ nhất, lời nói kiểm soát được là do các lời nói chủ động phát ra từ tâm ý của mình, bằng sự thấy biết của mình. Vì vậy trong hiện tại mình lại tiếp tục nói lời thiện hay lời ác, được nối liền từ sự chủ động suy nghĩ để nói ra trong kiếp trước.

Những lời nói không chủ động từ trong suy nghĩ hiện tại gọi là phản ứng nhanh. THIỆN hay ÁC: Nguyên nhân là do kiếp trước mình tùy hỷ hoặc vui theo, để bàn luận về một vấn đề mà mình không rõ biết, nên kiếp này người có phản ứng nói ra điều thiện, người lại có phản ứng nói ra toàn điều bất thiện.

Về hành sửa trên khẩu nghiệp của cháu, cháu phải tập sửa chữa các nguyên nhân này. Về chủ động thì nên chủ động hai vấn đề, một là đối với bản thân mình, thì gắng nhìn lỗi mình để sửa và tập tha thứ lỗi cho người; hai là đối với các việc xung quanh, mình không rõ biết thì không nên nhận xét cũng như tham gia.

Trên đây là cô nói về nguyên nhân của nghiệp và nguyên nhân của sự chuyển hóa. Còn trong hiện tại của cháu thì cháu nên nói thật việc này với chồng và mẹ chồng rằng: "Con không kiểm soát được miệng, xin mẹ chồng và chồng cho con cơ hội ạ. Nếu bao giờ không kiểm soát được thì con xin được xin lỗi để sửa đổi dần dần!”. Cháu thực hành chân thật như vậy, có lúc đối diện với chồng và mẹ chồng mình lỡ nói sai, thái độ không tốt, khi nhận ra cháu chủ động nói lại và nhận lỗi. Tuy nhiên, trong việc này sẽ có tình huống mẹ chồng cháu, hoặc chồng cháu nói với cháu là "Mày chỉ như thế thôi, sửa mãi mà không được" thì cháu lại phải nhẫn và vẫn phải nói năng đúng phép. Ví dụ bằng câu: "Con hoặc em cũng khổ với nó lắm, nhưng sẽ cố gắng tới cùng, đến bao giờ sửa được mới thôi. Mẹ hoặc chồng gắng giúp đỡ con hoặc em nhé!".

me-chong

Cần kiềm soát lời nói ra, chủ động nhận lỗi với chồng và mẹ chồng để tránh những xung đột không đáng có

Cháu cứ làm như thế, thì mọi việc sẽ thay đổi, nếu không làm được thì không thay đổi được đâu. Trong nhà Phật, Đức Phật nhẫn nại, nhẫn nhục, sám hối mình! Phải thực hành tốt, đó là sự tu tập của người Phật tử, để chuyển tất cả các nghiệp. Cháu cố gắng lên, mọi việc sẽ thành công, chúc cháu tinh tấn!

Xem thêm: Người Ác Khẩu Chết Đọa Vào Đâu?

-
aa
+
1,193 lượt xem
28/10/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ