Giới thiệu về Website
Trang web phamthiyen.com là nơi đăng tải những bài viết, video hướng dẫn cách áp dụng Phật Pháp: giáo lý nhân quả và tâm linh vào cuộc sống bằng phương pháp tâm linh của đạo Phật.
Phạm Thị Yến
Xem nhiều nhất trong chuyên mục
2.854 lần đọc
983 lần đọc
1.773 lần đọc
2.861 lần đọc
Đọc Nhiều Nhất Trên Trang
Dương Thị Hoa
Thế nào là vu khống, xuyên tạc Như Lai? Em xin chị trả lời cho em và mọi người được rõ ạ!
Ban Quản Trị
Chào bạn, cô Phạm Thị Yến đã từng trả lời câu hỏi này, giờ Ban Quản Trị xin chia sẻ lại câu trả lời của cô Yến tới bạn như sau:
NHỮNG KẺ VU KHỐNG PHẬT và XUYÊN TẠC là những kẻ nói sai lời Phật dạy, những điều không phải Phật dạy cho là Phật có dạy, những điều Phật có dạy cho là không đúng.
Ví dụ kẻ đó nói Phật dạy rằng:
Và kẻ đó nói rằng: cõi vong linh, ngã quỷ, cõi trời là mê tín, tức là những kẻ đó đã phỉ báng Phật cho Phật là MÊ TÍN
Sau đây là ba bài kinh, Phật nói về Chư Thiên, Ngã Quỷ và liên hệ giữa Cõi người với Chư Thiên và Ngã Quỷ (vong linh, ma).
1 – Bài kinh NHÂN DUYÊN PHƯỚC BÁO LÀM THIÊN CHỦ.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 11, phẩm 2)
Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Thế nào là bảy cấm giới túc?
Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Thiên chủ.
2 – Bài kinh CHƯ THIÊN CẢNH GIÁC.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Ananda)
Một thời, Tôn giả Ananda trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda sống quá bận rộn bởi nhiều liên hệ với cư sĩ.
Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy thương xót Tôn giả Ananda, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tôn giả Ananda. Sau khi đi đến, vị ấy nói lên bài kệ với Tôn giả Ananda:
Ông đã quyết định lựa chọn
Đời sống dưới gốc cây
Tâm ông quyết nhập một
Với mục đích Niết bàn
Cù Đàm, hãy thiền tu
Và sống chớ phóng dật
Đối với ông, ích gì
Tạp thoại vô vị ấy.
Tôn giả Ananda được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
3 – Bài kinh ÁC MA XÚI GIỤC CAI TRỊ.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 4, phẩm 2, phần Thống trị)
Một thời, Thế Tôn ở Kosala, dưới chân núi Tuyết Sơn, tại một am thất nhỏ trong rừng.
Trong khi Thế Tôn thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: Có thể chăng cai trị mà không giết hại, không để người giết hại; Không chinh phục, không khiến người chinh phục; Không sầu muộn, không khiến người sầu muộn một cách đúng pháp?
Rồi Ác ma, biết được tâm tư Thế Tôn như vậy, liền đi đến nói với Thế Tôn:
Thế Tôn (nói kệ):
Dầu cho cả ngọn núi
Trở thành toàn vàng ròng
Cho đến hóa gấp đôi
Cũng không thỏa mãn được
Tham vọng của một người
Biết vậy để hành trì
Ai thấy rõ đau khổ
Và nguyên nhân đau khổ
Làm sao người như vậy
Có khung hướng ái dục?
Sau khi biết sinh y
Là ràng buộc ở đời
Người biết vậy nên học
Giải trừ mọi buộc ràng.
Rồi Ác ma biết được: “Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta”, sầu khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy."