Đừng nghe thầy tà mà về nhà dẹp bàn thờ tổ tiên!

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt nam ta, nó biểu hiện lòng hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ sâu sắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ và tổ tiên. Đồng thời cũng chính là để răn dạy cho con cháu tư duy về cội nguồn của mình để phát huy được lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, từ đó tô bồi thêm tình cảm yêu quê hương đất nước, ông bà cha mẹ. Vậy mà vẫn còn có những người đi tuyên truyền hành động ngược lại so với đạo đức cao đẹp đó, truyền bá mê tín dị đoan dẹp bỏ bàn thờ tổ tiên, phá hỏng nền nếp gia phong của bao đời.
Câu hỏi: Cô ơi, Cô cho con hỏi chút ạ. Nhà con đợt trước có mời một thầy về để xem bàn thờ trong nhà, nhưng thầy lại bỏ hết bàn thờ ông bà tổ tiên đi ạ. Con muốn biết như thế là đúng hay sai ạ?

Không nên bỏ bàn thờ tổ tiên

Cô trả lời: Kính thưa quý đạo hữu!
Theo quan điểm của Yến, Yến không đồng ý bỏ bàn thờ gia tiên tiền tổ. Nếu như trường hợp mình nghèo nhất, không có nén hương để thắp thì mình có thể đặt lên đó chén nước, hướng tâm về gia tiên tiền tổ: Ở đâu sinh thành ra con, nguyện cho các vị cũng sớm được no đủ. Tuy rằng mình không làm được gì nhưng cái tâm đó rất cần thiết. Cho nên, dù ai có vị thầy tu theo cái gì đi chăng nữa, Yến cũng không đồng ý việc bỏ bàn thờ tổ tiên.
Theo giáo lý của đạo Phật, nếu gia tiên nhà mình nằm trong cõi hương linh, ngạ quỷ thì mình cúng dường cho họ dù là bát cơm, chén nước,... họ đều thọ thực được. Bởi vì họ còn tâm tưởng và tâm thiện lành, cho nên nếu mình cúng đồ chay khiến cho họ không khởi tâm sát mạng thì họ được hưởng hạnh phúc. Và họ còn tâm tưởng tới thức ăn thì khi thấy thức ăn của mình họ có thể no đủ, miễn là mình biết cúng dường, làm phước như lời Phật dạy để hồi hướng tới cho gia tiên, tiền tổ đúng Pháp.

Giữ bàn thờ tổ tiên để biết người sinh thành ra mình

Còn nếu mình bỏ đi bàn thờ tổ tiên, mình sẽ thấy chơi vơi: Không biết ai sinh thành ra mình đây? Bản thân mình khi chưa phải là người tu tập thì đến lúc chết, mình không biết chết rồi mình sẽ đi đâu và lúc ấy mình vẫn nghĩ rằng: “Mình chết rồi, mình vẫn được con cháu mình cúng”. Cho nên, khi biết như thế, người mất sẽ không cảm thấy bơ vơ, sợ hãi: “Thôi, chết rồi thì tôi về con cháu tôi cúng cho tôi”. Như vậy, theo cái ái đó, cho dù họ có bị đọa vào cõi hương linh, ngạ quỷ thì họ vẫn về nhà được vì nghiệp lực dẫn dắt. Nếu như họ tạo ra những phước báo cho con cháu, nuôi dạy con cháu thì đương nhiên họ sẽ được hưởng phần con cháu cúng cho mình.
Các bài nên xem:

-
aa
+
640 lượt xem
16/11/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ