Đi tìm trí thông minh ở đâu?

Chắc nhiều người vẫn tự hỏi: Tại sao có người thông minh, lại có những người kém thông minh? Có người khi tiếp cận một vấn đề gì mới, họ đều tư duy được và ngay lập tức đưa ra các phương pháp giải quyết rất hợp lý; trong khi đó, có người nghe còn chưa kịp hiểu, huống gì là tư duy... 
Cháu xin chia sẻ với mọi người về một sự việc cháu vừa gặp phải… để xem ai là người thông minh ạ! 

Câu chuyện là... 
Trong đầu mùa mưa này có mấy trận sét đánh khiến các thiết bị nơi chúng cháu làm việc bị hỏng, dẫn đến thiệt hại không ít. Khi đó, cháu thật sự thấy rất đau xót, sốt ruột và có yêu cầu các bên giải trình lý do tại sao dẫn đến sự thiệt hại đó,... 

Khi nắm được tình hình, cháu có bạch Cô chủ nhiệm về việc này. Khi Cô nắm bắt được thông tin, ngay lập tức Cô đã chỉ dạy và đưa ra cách để hạn chế tối đa việc sét đánh bằng những tư duy sắc bén và đưa ra cách áp dụng ngay (để cách mặt đất, cách tường, làm các hộp gỗ cách điện, không để các thiết bị lên bàn bằng chất liệu sắt,...) 
Qua sự việc ấy, chúng cháu có họp bàn và phân tích nguyên nhân về việc này, nhưng khi đó, chúng cháu (và cháu thấy thông thường các cuộc họp đều như vậy, kể cả ngoài đời) đều chỉ phân tích nguyên nhân tại sao lại bị như vậy (tuy đã rút điện ra khỏi thiết bị nhưng vẫn bị hiện tượng lan truyền,...) và đưa ra phương án về kỹ thuật là làm tiêu sét, làm hố chống sét,... nhưng trong đó chưa thực sự tư duy về nhiều khía cạnh của sự việc này để lần sau gặp các trường hợp tương tự sẽ không bị mắc phải,...

di-tim-tri-thong-minh-o-dau-2
Phật tử Trần Thị Mai chụp hình lưu niệm cùng Cô chủ nhiệm

Khi được Cô chỉ dạy nguyên lý của việc làm sao con người có trí thông minh; ngay lúc đó, cháu không thể hiểu được, vì đầu óc cháu còn ngu si và bảo thủ,... nhưng khi về, cháu có tư duy và chia sẻ với mọi người. Khi nói ra như vậy, cháu mới hiểu được lời Cô, giống như người ngộ ra được một cái rất đơn giản mà từ trước mãi không chịu hiểu. 
Cháu hiểu rằng, đối với một sự việc, mình chỉ phân tích nguyên nhân (do hoàn cảnh, do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này,...), nghĩa là mình không nhận lỗi do chủ quan (do chưa tư duy nhiều khía cạnh để đưa ra phương án giải quyết kịp thời, chưa học hỏi kiến thức ở các nơi), nên không bao giờ có ý thức sửa đổi và tự cho mình khả năng phải tư duy để phát triển trong công việc. Đó chính biểu hiện của việc không tiếp thu, bảo thủ, là bản ngã, lười tư duy, trách nhiệm chưa cao, còn ỷ lại,... khiến cho mình mãi giậm chân tại một chỗ, nhưng lại cứ nghĩ mình giỏi, còn thực chất lại là mình rất ngu. 
Còn cách của Cô xử lý vấn đề là tư duy, phân tích trước tất cả khía cạnh của 1 vấn đề một cách toàn diện và đa chiều. Như thế, hậu quả xấu rất ít xảy ra, nếu có thì rút kinh nghiệm và nhanh chóng tư duy, tìm ra phương án giải quyết kịp thời khiến tổn hại đạt mức thấp nhất, chứ hoàn toàn không đổ lỗi; từ đó mới tiến bộ được. Đó là điều cháu vẫn thường chứng kiến ở Cô. 
Trận sét vừa rồi là bài học về kinh nghiệm bảo quản thiết bị, cũng là bài học về sự tư duy trong công việc cũng như đối với các vấn đề trong cuộc sống - tuy đây là điều không phải lần đầu tiên cháu được nghe, vì Cô đã dạy rất nhiều rồi, nhưng những lần đó cháu chưa thực sự chăm chỉ tư duy và hiểu được nguyên lý nên chỉ tư duy nông cạn là rút kinh nghiệm. Giờ ngẫm lại, cháu mới biết lý do những lần cháu bị quở vì chỉ giải thích nguyên nhân mà không đi vào tư duy rút kinh nghiệm, giải quyết vấn đề; giống như việc nhổ cây, chỉ chặt ngọn mà không tìm cách để nhổ tận gốc. Đó cũng bởi vì đầu óc cháu ngu si nên không tư duy ra được. 
Lần này, Cô đã dạy cho cháu một bài học (tuy cũ, nhưng đối với cháu thì cũng có thể gọi là mới, vì bây giờ cháu mới chịu tư duy để thực sự hiểu), đó là: Đừng bao giờ đổ vạ cho hoàn cảnh, đừng đổ lỗi là do bản thân chưa có kinh nghiệm; mà trong mỗi sự việc, chúng ta hãy sỉ vả cái yếu kém của bản thân, biết rút kinh nghiệm; đặt ra những tình huống, những câu hỏi cho chính mình và tư duy để giải quyết. Có như vậy, chúng ta mới phát triển được trí tuệ của chính mình. Nếu chúng ta lười tư duy, đổ vạ hoàn cảnh, tức là chúng ta còn ỷ lại, coi rẻ chính mình,... thì chúng ta sẽ mất yếu tố tinh tấn, thăng tiến, cống hiến - không chỉ trong đời này và còn nhiều đời về sau. 
Cháu xin thành kính tri ân Cô đã nhẫn nại để dạy dỗ con người bảo thủ, cố chấp như cháu. Tuy còn nhiều sai sót nhưng cháu xin cố gắng tư duy để nương theo Cô thực hành tất cả công hạnh Bồ Đề cầu Vô Thượng Đạo cho tới ngày thành Phật mới thôi. 
Các bài nên xem:

-
aa
+
1,031 lượt xem
13/06/2021

Bình luận (1)

Phản hồi cho Hủy bỏ

  1. L
    L

    Lan Nguyễn

    15/07/2022
    Xin cảm ơn bạn đã chia sẻ. Câu chuyện rất hay. Mình rút ra đc 1 bài học cho bản thân.