Tết Canh Tý 2020 - Cúng "giao thừa" và "ba ngày Tết" thế nào cho đúng?

Kính thưa quý đạo hữu! 
Cúng lễ giao thừa và cúng lễ ba ngày Tết là phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đó là việc mà tất cả chúng ta đều quan tâm, đặc biệt là những người nữ trong gia đình. Đêm giao thừa, trong giây khắc sang canh, tức là bắt đầu giây phút đầu tiên của ngày đầu tiên trong năm mới, nếu mọi sự đầu tiên mà tốt lành thì mọi sự về sau mình cũng mong tốt lành. Vậy chúng ta nên cúng khấn như thế nào để mọi sự khởi đầu tốt?

Cúng đêm giao thừa đúng Pháp

Chúng ta là người đệ tử Phật nên biết rằng muốn có khởi sự tốt cũng đều là do nhân quả. Ví như người có sát sinh thường hay bị quả báo về ốm đau, cho nên muốn được khỏe mạnh trong một năm thì đồ cúng không nên có sát sinh. Thứ nữa, chúng ta muốn có nhiều phúc, tài lộc thì chúng ta phải biết bố thí, cúng dường. Chúng ta phát tâm một số tịnh tài do công sức của chúng ta làm ra và trong tâm của chúng ta mong rằng tiền này cúng dường vào chùa để hộ trì Tam Bảo, hoặc là tiền này chúng ta dùng để bố thí cho người nghèo khổ, bệnh tật; hoặc là dâng lên cúng dường cho cha mẹ, cũng có thể dùng tiền này cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho gia tiên tiền tổ, thể hiện tâm hiếu của mình đối với tổ tiên. Chúng ta bạch rằng: “Đầu xuân năm mới, chúng con sẽ mang số tiền này mừng tuổi cho cha mẹ, cho anh em thân hữu hoặc làm từ thiện”.

Chúng ta là người đệ tử Phật nên biết rằng muốn có khởi sự tốt cũng đều là do nhân quả. Ví như người có sát sinh thường hay bị quả báo về ốm đau, cho nên muốn được khỏe mạnh trong một năm thì đồ cúng không nên có sát sinh. 
Chúng ta là người đệ tử Phật nên biết rằng muốn có khởi sự tốt cũng đều là do nhân quả. Ví như người có sát sinh thường hay bị quả báo về ốm đau, cho nên muốn được khỏe mạnh trong một năm thì đồ cúng không nên có sát sinh. 

Và năm mới, chúng ta thường ăn bánh chưng, bánh kẹo,... thì chúng ta cũng mang bánh chưng, bánh kẹo,... cúng dường cho gia tiên tiền tổ. Tất cả đồ cúng, trước tiên mình hướng tâm cúng tới chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Tăng với lòng cung kính; sau đó hướng tâm tới chư thiên, chư thần với tâm trọng nghĩa vì các vị ấy hộ trì cho mình; thứ nữa là tới gia tiên tiền tổ vì đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi nấng mình, đó là tâm hiếu. Ba tâm kính, trọng, hiếu sẽ sinh ra phước cho mình, đều có nơi hướng tới để được khởi sinh, phát triển và được thành tựu từ gốc tâm của mình để mình có thể phát triển thêm.

Cúng lễ trong ba ngày Tết như thế nào?

Còn về cúng lễ trong ba ngày Tết, vì trong ba ngày này chúng ta được nghỉ ngơi, ăn uống nên chúng ta cũng hướng tâm tới gia tiên tiền tổ. Mình nên cúng lễ cho gia tiên bằng những vật thực chay tịnh, nhưng mỗi ngày chúng ta chỉ hướng tâm tới cúng một lần và cúng rất đơn giản. Ví dụ: Vào ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3, mỗi bữa chúng ta có thể xới bát cơm trắng cộng với cốc nước chè và hoa quả ở trên bàn thờ (không nên mua quả xanh mà nên mua quả chín để có hương thơm dâng cúng). Khi mình dâng cúng, các vị chư thần, hương linh gia tiên tiền tổ, hương linh ở trên đất cùng với hương linh có duyên với gia đình mình sẽ nương năng lực của phước báu mà mình tạo ra để thọ thực và hộ trì cho mình. Đến ngày cuối cùng (dân gian gọi là ngày hóa vàng), chúng ta làm một mâm cơm chay để dâng cúng và cúng dường tịnh tài vào Tam Bảo để hồi hướng hoặc làm từ thiện để hồi hướng đến cho các vị chư Thiên, chư Thần, thần linh,... Chúng ta tùy theo hoàn cảnh của mình mà cúng dường phần tịnh tài, miễn sao xuất phát từ tâm chân thành của mình, không thể hiện tâm keo rít, bỏn xẻn.

Trong ba ngày Tết, mình nên cúng lễ cho gia tiên bằng những vật thực chay tịnh, nhưng mỗi ngày chúng ta chỉ hướng tâm tới cúng một lần và cúng rất đơn giản.
Trong ba ngày Tết, mình nên cúng lễ cho gia tiên bằng những vật thực chay tịnh, nhưng mỗi ngày chúng ta chỉ hướng tâm tới cúng một lần và cúng rất đơn giản.

Cho nên, trong đêm giao thừa và ba ngày Tết, chúng ta cúng lễ và tạo phúc như vậy với tăng thượng tâm, tăng thượng giới (tức là không sát sinh để cúng tế). Nếu gia đình nào có sự đoàn kết nhiều hơn, chúng ta có thể tổ chức cả nhà đi phóng sinh để tạo phúc lành. Trong ba ngày Tết này, chúng ta nên tụng kinh để nhắc cả gia đình mình cùng khởi tâm thiện, ví dụ như kinh Vu Lan Báo Hiếu. Chúng ta có thể tụng trong buổi cúng cơm cho gia tiên tiền tổ để nhớ được công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ cũng như của tổ tiên đối với mình. Từ tâm đó, chúng ta sẽ sinh ra phúc lành. Hoặc chúng ta có thể tụng các bài kinh như kinh Điềm Lành, kinh Đại Phúc Đức, Lời Khấn Nguyện, kinh Nhân Quả. Tất cả mọi sự khởi đầu như thế trong một năm mới sẽ giúp cho chúng ta có được những điều tốt lành trong cả một năm, tiêu trừ đi những nghiệp quả mà đáng ra chúng ta phải chịu. Và cứ như thế, nếu cả năm chúng ta làm việc thiện lành thì phúc lành của chúng ta sẽ tăng lên, nghiệp sẽ tiêu đi.
Yến xin chúc quý đạo hữu trong một năm mới, từ việc cúng lễ này sẽ đem lại những điều an lạc cho gia đình; còn trong Phật Pháp, tất cả mọi việc phúc lành sinh ra từ tâm mình biết giữ giới, bỏ ác làm lành để đạt được những điều tốt lành.
(Trích lời Cô Phạm Thị Yến trong video Cúng "Đêm Giao Thừa" Và "Ba Ngày Tết" Như Thế Nào?)

Các bài nên xem:
Cách sắp xếp bàn thờ tại gia 
Bí mật đằng sau những loại hoa quả kiêng kỵ khi thờ cúng
Tỉa chân nhang và bao sái bát nhang như thế nào cho đúng Pháp mà không sợ bị phạm?

-
aa
+
4,482 lượt xem
20/12/2019

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ