A. Lời Dẫn
Kính thưa quý đạo hữu! Bồ Tát Địa Tạng rất gần gũi với Phật tử chúng ta, nếu Phật tử nào muốn trả hiếu cầu siêu cho thân quyến quá vãng, thì vẫn thường nhớ tụng đọc bộ kinh Bồ Tát Địa Tạng Bổn Nguyện.
Phật tử chúng ta trước là nương nhờ vào oai lực của chư Phật, chư Bồ Tát cứu khổ cho mình, cho cha mẹ thân quyến của mình, sau chúng ta cũng muốn trở thành Bồ Tát, Phật để cứu độ chúng sinh. Vì thế Phật tử chúng ta rất cần biết về các duyên phát tâm Bồ Đề của chư Phật, Bồ Tát, để học và tập thực hành theo.
Bồ Tát Địa Tạng đã phát vô số nguyện vì lợi ích chúng sinh, riêng trong bộ kinh Địa Tạng, Ngài vì hai duyên trong hiếu tâm mà phát đại nguyện Bồ Đề và đây cũng là nguyện lớn, nguyện chính của Ngài.
Tâm Chiếu Hoàn Quán mong rằng, chương trình tu tập kỷ niệm ngày vía của Ngài, Phật tử chúng ta cũng phát được tâm tán thán hạnh của Ngài hoặc cao hơn nữa là nương theo Ngài mà phát được đại nguyện lớn.
Chúc các đạo hữu tinh tấn và được nhiều lợi ích nhân duyên phát sinh khi tu tập chương trình này!
Trích dẫn lời nói đầu của kinh Địa Tạng Bổn Nguyện
Chữ Địa nghĩa là quả đất, hàm có nghĩa: “Nương tựa, nẩy nở và gánh vác”. Vì rằng Đại sĩ tu bao nhiêu kiếp xưa kia, ứng thân vào đời, phóng quang thuyết pháp, thường ở trong cõi U Minh mà giáo hóa cho sáu ngả chúng sinh khiến cho chúng sinh có chỗ nương tựa; các chúng sinh Ngài đã hóa độ rồi, hoặc đã thành Phật, hoặc ở mãi trong cảnh chân nhân, hoặc ở trong bực Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc ở trên trời, ở nhân gian, Ngài đều gia hộ cho đạo lực chúng sinh ngày càng thêm nẩy nở, cũng như quả đất có tính chất nở ra muôn vật, ấy là cái nghĩa nẩy nở: Vâng lời Đức Thích Ca phó-chúc ở trên cung Trời Đao Lợi, nhận lấy trách nhiệm lớn lao tế độ giải thoát cho hết thảy chúng sinh này, cũng như quả đất gánh vác cả muôn loài, ấy là cái nghĩa gánh vác vì có ba đức tính ấy nên mới lấy đất mà đặt tên vậy.
Chữ Tạng nghĩa là kho báu, hàm có nghĩa: “Giấu kín, đủ dùng và chuộc tội”. Đại sĩ có đủ ba đức: “Pháp thân, bát nhã và giải thoát” mà chúng sinh không hiểu, thì ba đức ấy cũng như của báu giấu kín một nơi. Cái kho ấy đầy đủ mọi phép mầu nhiệm của chư Phật, tha hồ cho chúng sinh lấy dùng mãi mãi, để cho thân tâm được khoái lạc vô cùng và cũng như cái kho báu vô tận cứ lấy mà tiêu, không bao giờ hết được vậy. Bản tính chúng sinh cũng đủ các chất báu bằng cả ba nghìn thế giới, chỉ vì sáu tên giặc: lục căn phiền não nó che lấp, “chứa ác ý thức” nó làm hại, gây nên tội ác, sống chết luân hồi, nên mới bỏ của báu trong kho ba đức kia ra mà chuộc lấy mạng thường trụ, cũng như đến lúc hoạn nạn, đem của báu ra mà chuộc thân. Đó, vì Bồ Tát có đủ đức tính như thế nên mới gọi là Địa Tạng.
Quý Phật tử tùy duyên tải và in chương trình tu tập tại đây (ấn vào tên bài):
Chương trình tu tập kỷ niệm ngày vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (Dành cho nhân dân Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa)
Chương trình tu tập kỷ niệm ngày vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (Dành cho Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa)
B. Hướng Dẫn
I. Đối Tượng Tu Tập
Chương trình dành cho hai đối tượng:
(1) Nhân dân và Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa
(2) Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa
– Thực hành nghi thức chung: Nếu trong gia đình/hội chúng, có cả thành viên đã phát nguyện tu lục hòa và thành viên chưa phát nguyện tu lục hòa, thì sẽ dùng chung chương trình dành cho Phật tử đã phát nguyện tu lục hòa.
Giải thích:
(1) Nhân dân và Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa: Nhân dân là những người chưa quy y Tam Bảo; Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa là những người đã quy y Tam Bảo, nhưng chưa phát tâm Bồ Đề tu lục hòa.
(2) Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa: Các Phật tử đã được phát nguyện Bồ Đề và phát nguyện tu sáu Pháp hòa kính là: 1. Thân hòa đồng trụ; 2. Khẩu hòa vô tránh; 3. Ý hòa đồng duyệt; 4. Giới hòa đồng tu; 5. Kiến hòa đồng giải; 6. Lợi hòa đồng quân.
II. Hướng Dẫn Tu Tập Trong Chương Trình
1. Nội dung chương trình
Nghi thức: lễ tán Phật, tụng kinh, nghe Pháp, ngồi thiền.
Các Phật tử có thể tùy duyên kết hợp tu tăng chuyên mục trong một thời khóa:
Ngày 1: tụng kinh
Ngày 2: tụng kinh + nghe Pháp.
Ngày 3 và ngày 4: tụng kinh + nghe Pháp + ngồi thiền, hoặc nghe Pháp + ngồi thiền, hoặc tụng kinh + ngồi thiền.
Lưu ý: không được tu trước chương trình.
2. Thời gian và phương thức tu tập
– Thời gian: tu trong 4 ngày: 29, 30/7, 1, 2/8/Tân Sửu (tức từ ngày 5-8/9/2021)
– Phương thức tu tập: Tu theo cá nhân, gia đình, hoặc nhóm, hoặc cả đạo tràng.
3. Hướng dẫn tu tập theo chương trình phát trực tuyến của chùa
a. Trường hợp không tu theo chương trình phát trực tuyến của chùa: thực hành nguyên theo chương trình này.
b. Trường hợp tu theo chương trình phát trực tuyến của chùa
– Thực hiện trước Phần 1, 2 theo chương trình này, rồi tham gia theo chương trình phát trực tuyến từ lúc bắt đầu phát trực tuyến.
– Sau khi hết chương trình trực tuyến, quý đạo hữu thực hiện thêm các phần của chương trình này: phần 7, 8, 9, 10.
III. Đồ Lễ
– Sắp lễ ba bát cơm trắng (bát nhỏ) và ba cốc nước chè.
– Có thể thay cơm bằng bánh hoặc các vật thực khác, nhưng cần thay mỗi khi cúng.
Tùy duyên gia đình có hoặc không có hoa quả.
Lưu ý: Nếu không cúng thì không sắp.
IV. Tâm Linh
1. Thỉnh mời các mục tâm linh và cúng dường
a. Thỉnh mời các mục tâm linh: chư Thiên, chư Thần Linh ủng hộ pháp hội; gia tiên, oan gia trái chủ của cả gia đình, vong linh trên đất. Nếu gia đình có tu bài số 8 giải oan kết, thì thay chương trình này, cho các kinh tụng phụ và thỉnh mời cả các vong linh của chương trình giải nghiệp.
b. Cúng dường:
– Tùy duyên đặt tịnh tài cúng dường (có hoặc không; hoặc ít, hoặc nhiều), để hồi hướng cho các vong linh, để các vong linh có phúc lành thọ thực, nghe kinh.
– Tịnh tài phát nguyện cúng dường hồi hướng để riêng thành hai phần: 1. Chư Thiên, chư Thần; 2. Vong linh,…
2. Hồi hướng
Chung theo chương trình và hồi hướng các việc hiện tại cụ thể của gia đình.
C. Nghi Thức
Quý đạo hữu thực hiện 1 trong 2 nghi thức dưới đây:
I. Nghi Thức Dành Cho Nhân Dân Và Phật Tử Chưa Phát Nguyện Bồ Đề Tu Lục Hòa
1. Nguyện Hương
(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
II. Nghi Thức Dành Cho Phật Tử Đã Phát Nguyện Bồ Đề Tu Lục Hòa
1. Nguyện Hương
(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Thể theo nguyện vọng của Phật tử ở xa muốn cúng dường về chùa thông qua tài khoản. Chùa Ba Vàng xin thông báo số tài khoản duy nhất sau đây:
TÀI KHOẢN CHÙA BA VÀNG
– Số tài khoản: 0141005656888.
– Tên tài khoản: Chùa Ba Vàng.
– Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ninh.
– Mã SWIFT (mã số khi chuyển khoản quốc tế): BFTV VNVX014.
Theo tinh thần hồi hướng công đức của đạo Phật, quý nhân dân Phật tử tín kính Tam Bảo, sau khi tùy duyên cúng dường, gửi thông tin cho nhà chùa theo hướng dẫn sau:
Số điện thoại duy nhất tiếp nhận thông tin: 0981392858.
Nam mô A Di Đà Phật, con kính bạch Thầy!
Tên con là… ở tại… Hôm nay là ngày… /…/… con vừa gửi vào tài khoản của nhà chùa số tiền là… con xin quý thầy chứng minh và chú nguyện hồi hướng cầu an cho gia đình con và hồi hướng cho các vong linh…
Con xin thành kính tri ân Thầy ạ!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Văn khấn tại nhà
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Đệ tử con tên là… ở tại địa chỉ… với lòng kính tín Tam Bảo, giác ngộ nhân quả tội phúc. Con xin kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư Thiên, Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỷỉ ủng hộ cho chúng con.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… con thành tâm đi gửi tiền cúng dường Tam Bảo về chùa Ba Vàng, theo số tài khoản 0141005656888, con xin hồi hướng công đức phúc báu này đến cho các chư vị (chư Thiên, chư Thần Linh; vong linh: gia tiên, thai nhi, oan gia trái chủ…) được về chùa Ba Vàng, nương tựa Tam Bảo nghe học Phật Pháp sớm được siêu thoát, an vui và nguyện chư vị từ nay tới vô lượng kiếp về sau kết duyên pháp lữ với con, để trợ duyên cho nhau tu tập theo giáo Pháp của Phật cho tới ngày được thành Phật.
Con lại xin hồi hướng phúc báu đến cho (tên)… được (đọc mong cầu)…
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
I. Ban tiếp nhận thông tin Câu lạc bộ Cúc Vàng: 0984243810
II. Facebook
Phật tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa:
1. Trang cá nhân
facebook.com/PhamThiYen.TamChieuHoanQuan1970
2. Fanpage
facebook.com/CLBCucVangTapTuLucHoa
facebook.com/cophamthiyentamchieuhoanquan
3. Đăng lên nhóm facebook: Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):
facebook.com/groups/PhamThiYenTCHQ
4. Cảm nhận hạnh phúc mỗi ngày
facebook.com/groups/422743472129808
III. Email: [email protected]
Bình luận (3)
Phạm Thị Kiều
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nguyễn Thị Thu Hà
Chúng Con xin thành kính tri ân công đức của Cô CN ạ đã giúp chúng con có được các bài để tu tập tăng trưởng sự tri ân biết ơn với các bậc thiện tri thức, tăng trưởng lòng kính tín với các vị Bồ tát, tu sửa mình học theo hạnh của các vị Bồ tát làm tăng trưởng công đức cho bản thân tăng tâm lành thiện và hướng tới vô thượng Bồ đề ạ
Trần Thị Xoan
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Em xin thành kính tri ân công đức của Cô ạ