Bệnh đau lưng, đau cổ vai gáy khó chữa được chuyển hóa nhờ phương pháp vỗ, cạo dầu hỏa

Nhiều người đau lưng, đau cổ vai gáy nhưng không tìm ra nguyên nhân để chữa trị, hoặc nếu tìm ra nguyên nhân cũng gặp tình trạng đau lâu không khỏi, rất khó chữa dứt điểm.

Để chuyển hóa dứt điểm tình trạng đau lưng, đau cổ vai gáy, mời quý đạo hữu tìm hiểu nguyên nhân gốc dẫn đến tình trạng này theo quan điểm Phật giáo, từ đó có phương pháp phù hợp. Đặc biệt, bài viết cũng hướng dẫn quý đạo hữu sử dụng phương pháp vỗ dầu hỏa để chuyển hóa đau lưng, đau vai gáy mà Cô Phạm Thị Yến - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng thấy biết từ sự tu tập, đã có hiệu quả đối với nhiều người.

Nguyên nhân gây đau lưng, đau cổ vai gáy

1. Theo các chuyên gia y tế

Đau lưng là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, đau dây thần kinh tọa,... 
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đau lưng xảy do có thể do: thoái hóa tự nhiên, chấn thương, tính chất công việc, stress hoặc do yếu tố di truyền,...

Đau lưng có thể do tính chất công việc, ngồi sai tư thế, stress,...

Đau lưng có thể do tính chất công việc, ngồi sai tư thế, stress,...

2. Quan điểm đạo Phật

Trong kinh “Nghiệp báo sai biệt”, Đức Phật nói có mười nghiệp khiến chúng sinh bị quả báo nhiều bệnh tật. Đó là nhân quả từ những việc làm ác trong các kiếp trước hay kiếp này như đánh đập, khuyên người khác đánh đập chúng sinh, não loạn cha mẹ, não loạn các bậc Hiền Thánh,...

Như vậy bệnh tật là nghiệp báo của mình. Ví dụ có người nói: “Tôi bị đau xương khớp là do công việc của tôi phải dầm mưa dãi nắng”. Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhìn của thế gian; bậc có trí tuệ sẽ thấy biết rõ nhân duyên khiến mình làm công việc này là do nghiệp kiếp trước đã gieo nhân, đến kiếp nay phải dầm mưa dãi nắng khiến thân mang bệnh.

Hoặc có hai người làm cùng một nghề, nhưng có người bị trả quả về sức khỏe, có người trả quả về phá tán tài sản; chứ không phải ai làm cùng một nghề cũng mắc bệnh như nhau. Do nghiệp nên mỗi người mắc bệnh khác nhau, trả quả khác nhau.

Giáo lý đạo Phật phân tích nguyên nhân bệnh tật từ bản chất, đó chính là yếu tố của nghiệp cũ sinh ra con người chúng ta trong kiếp này, kết hợp với nghiệp mới kiếp này thì sẽ phát sinh bệnh. Những bệnh đau cơ thể, xương khớp,... có nguyên nhân từ việc đánh đập, hành hạ, giết hại chúng sinh trong các kiếp trước. Vong linh những chúng sinh này có thể báo oán chúng ta. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rõ, những chúng sinh này gọi là Bạt Quỷ, theo gió vào trong cơ thể chúng ta, gây tắc nghẽn, máu không thể lưu thông được tạo các u cục, gây đau nhức và sinh bệnh. Do cơ thể bị gió chi phối nên thường hôm nào gió bên ngoài môi trường thay đổi thì gió trong cơ thể ta cũng thay đổi khiến chúng ta cảm thấy đau nhức, mỏi cơ xương.

Bệnh tật sinh ra nguyên nhân từ việc đánh đập, hành hạ, giết hại chúng sinh

Bệnh tật sinh ra nguyên nhân từ việc đánh đập, hành hạ, giết hại chúng sinh

Chính vì vậy, để chuyển hóa dứt điểm đau lưng, đau cổ vai gáy, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của bệnh. Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định, chúng ta cần biết tu tập để sám hối, tác phúc hồi hướng cho hiện tượng đau lưng, đau cổ vai gáy thì mới nhanh được chuyển hóa. Bên cạnh đó, mời quý đạo hữu tham khảo phương pháp vỗ, cạo dầu hỏa mà Cô Phạm Thị Yến hướng dẫn sau đây.

Hướng dẫn phương pháp vỗ dầu hỏa chuyển hóa đau lưng, cổ vai gáy

Trước khi vỗ cạo dầu, chúng ta phải biết sám hối, phát nguyện tác phúc hồi hướng cho các chúng vong linh có duyên với mình trong nghiệp bệnh. Nội dung này được Cô Phạm Thị Yến hướng dẫn trong bài bạch vỗ dầu mà chúng ta phải bạch trước khi sử dụng phương pháp vỗ cạo dầu hỏa.

>>> Bài bạch vỗ dầu

1. Nguyên liệu, dụng cụ

- Dầu hỏa 
- Đồng bạc: dùng để cạo 
- Dụng cụ vỗ: dùng để vỗ, đập; nếu không có thì sử dụng tay để vỗ 
- Mảnh vải mỏng: dùng để lót vào phần da cần vỗ, đập dầu giúp giảm đau (nếu chịu được thì không cần) 
- Cốc đựng dầu 
- Miếng xốp mút: dùng để thấm dầu xoa vào vị trí cần vỗ cạo dầu (Nếu không có thì xoa trực tiếp bằng tay)

Dụng cụ để thực hiện phương pháp vỗ, cạo dầu hỏa

Dụng cụ để thực hiện phương pháp vỗ, cạo dầu hỏa

2. Các vị trí vỗ, cạo dầu

Đối với bệnh đau lưng và đau cổ vai gáy, cạo/vỗ đập dầu ở các vị trí sau: 
- Cạo dầu dọc đường sống lưng từ gáy xuống xương cụt - là 2 bên của xương sống. Không nên cạo trực tiếp lên xương sống vì vị trí đó rất đau, nếu muốn cạo thì nên cạo lướt nhẹ. 
- Cạo hoặc vỗ 2 bên vai, những vị trí xung quanh vai và 2 bên xương sườn. 
- Vỗ dầu vị trí từ thắt lưng trở xuống, do vị trí này không liên quan tới ruột và phổi, chủ yếu là xương nên vỗ dầu sẽ tốt hơn là cạo. 
- Chú ý vỗ đập dầu thêm một số vị trí để bổ trợ: xung quanh đầu gối (cả mặt trước và sau), dọc sống chân phía trước, xung quanh cổ tay, phần sống tay từ khuỷu tay xuống đến cổ tay.

3. Cách vỗ, cạo dầu

3.1. Vỗ dầu

Có thể vỗ bằng 2 cách: sử dụng dụng cụ và vỗ bằng tay. 
Bước 1: Sử dụng miếng bông thấm dầu rồi xoa lên vị trí, nếu không có miếng bông thì sử dụng tay bôi dầu lên. 
Bước 2: Dùng cả bàn tay xoa đều, làm nóng vị trí cần vỗ dầu.

Xoa dầu tại vị trí cần vỗ dầu

Xoa dầu tại vị trí cần vỗ dầu

Bước 3: Tiến hành vỗ đập dầu

- Cách 1: Sử dụng dụng cụ đập đều tay lên vị trí cần đập. Dụng cụ đập dầu có ưu điểm là tạo độ bật nảy, khiến sức đập không quá mạnh vào đến xương. 
- Cách 2: Vỗ bằng tay. Chúng ta xếp khít các ngón tay tạo độ vòm nhất định, đập tay xuống và bật tay lên nhanh để tạo một lực nhất định chứ lực không xuyên sâu vào trong. Nếu đập tay xuống và không bật lên nhanh có thể làm người bệnh cảm thấy đau tức; đặc biệt là những vị trí liên quan đến ruột, khiến ruột bị căng tức.

Cách vỗ dầu bằng tay (ảnh minh họa)

Cách vỗ dầu bằng tay (ảnh minh họa)

Lưu ý:

- Khi bắt đầu vỗ thì vỗ với lực vừa phải, rồi mới mạnh dần lên. Mới đầu người bệnh sẽ cảm thấy đau rát nhưng sau đó sẽ cảm nhận được sự dễ chịu, không còn thấy đau nữa. 
- Trong quá trình vỗ đập dầu, nếu người bệnh cảm thấy đau tức thì vỗ nhẹ lại. Có thể lót mảnh vải mỏng hoặc mặc áo rồi đập tay/dụng cụ vỗ lên để tránh bị rát. 
- Sau khi vỗ, vị trí vỗ sẽ nổi lên các u cục hoặc các mảng tím thì lấy tay day, xoa, bóp cho mềm và nhanh tan phần tím.

Sau khi vỗ, vị trí vỗ sẽ nổi lên các u cục hoặc các mảng tím

Sau khi vỗ, vị trí vỗ sẽ nổi lên các u cục hoặc các mảng tím

- Sau khi phần tím tan hết, có thể tiếp tục vỗ đập dầu lần tiếp theo. 
- Một số trường hợp vỗ dầu không thải được độc tố (tức là không nổi các u cục và mảng tím) là do: 
+ Thứ nhất, gió (độc tố) ở sâu trong xương mà lại vỗ cạo dầu không đúng thời điểm. Thời điểm thích hợp nhất đó là khi trái nắng trở trời, gió bên ngoài môi trường thay đổi dẫn đến gió trong cơ thể thay đổi khiến gió dễ được rút từ trong xương ra. 
+ Thứ hai, phước báo hồi hướng cho các chúng sinh chưa đủ nên chúng không ra ngoài được.

3.2. Cạo dầu

Chúng ta sử dụng đồng bạc để cạo dầu. 
Bước 1: Sử dụng miếng bông thấm dầu rồi xoa lên vị trí, nếu không có miếng bông thì sử dụng tay bôi dầu lên. 
Bước 2: Dùng cả bàn tay xoa đều, làm nóng vị trí cần cạo dầu. 
Bước 3: Tiến hành cạo dầu 
- Miết đồng bạc xuống vị trí đã bôi dầu, không ấn quá sâu xuống thịt, cạo nhẹ nhàng. Chú ý đưa đồng bạc xuôi xuống sát vào phần da, theo chiều chúng ta cạo (không dựng ngược đồng bạc lên). 
- Tập trung cạo tại một vị trí cho đến khi nổi lên những vệt màu tím/đỏ/… Đây là các độc tố được thoát ra ngoài. Sau đó, tiếp tục cạo dầu ở các vị trí khác. 
- Khi thấy dầu hỏa đã hết trên da, cần bôi thêm để không bị rát.

Sử dụng đồng bạc để cạo dầu (ảnh minh họa)

Sử dụng đồng bạc để cạo dầu

Một số phương pháp kết hợp khi sử dụng phương pháp vỗ dầu hỏa cho bệnh đau lưng

1. Ăn dưa chuột sau khi vỗ cạo dầu

Sau khi sử dụng phương pháp vỗ cạo dầu; ăn 2-4 quả dưa chuột/ngày để thải độc. Đến khi các vết tím, đỏ tan hết thì dừng ăn. Món dưa chuột là một duyên để bổ trợ cho quá trình thải độc.

Ăn 2-4 quả dưa chuột/ngày để thải độc

Ăn 2-4 quả dưa chuột/ngày để thải độc

2. Tu tập, sám hối để dừng nghiệp, chuyển nghiệp

Bệnh tật là do nghiệp cho nên nguyên tắc là phải chuyển được nghiệp mới chuyển được bệnh. Nhiều người chưa chuyển được nghiệp nên uống thuốc sẽ nhờn thuốc mà không khỏi được bệnh, có thể để lại biến chứng; trong khi người khác (đã đến thời kỳ hết nghiệp) uống thì lại khỏi.

Trong kinh Dược Sư, Đức Phật dạy rằng: Khi gặp các bệnh trên thân, hãy trì trai, giữ giới, tụng kinh, tu tập, phóng sinh để tiêu trừ nghiệp chướng. Khi nghiệp chướng tiêu trừ sẽ gặp được thầy giỏi, thuốc hay khiến chữa bệnh nhanh khỏi.

Chính vì vậy, muốn chuyển nghiệp thì chúng ta phải tu tập: sám hối, tác phúc hồi hướng cho các vong linh có duyên với mình trong nghiệp bệnh, tu theo chương trình của chùa (Bài số 8), nghe học Phật Pháp để hiểu được nghĩa lý, tâm hướng đến điều thiện, sống có đạo đức. Các việc này giúp chúng ta dừng nghiệp, không tạo các nghiệp mới nữa, bỏ ác làm lành. Như vậy, chúng ta sẽ chuyển nghiệp. Khi nghiệp chuyển rồi, chúng ta sử dụng phương pháp vỗ cạo dầu hỏa thì sẽ được chuyển hóa.

Tu tập sám hối, tác phúc hồi hướng cho các chúng oan gia trái chủ để chuyển hóa bệnh tật

Tu tập sám hối, tác phúc hồi hướng cho các chúng oan gia trái chủ để chuyển hóa bệnh tật

3. Ngâm chân nước gừng sau khi vỗ cạo dầu

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng thêm phương pháp uống nước gừng buổi sáng và ngâm chân nước gừng ấm trước khi đi ngủ để bổ trợ giúp cơ thể được ấm áp sau khi vỗ cạo dầu. 
Gừng để cả vỏ, đập dập rồi đun sôi trong nồi. Để nguội bớt, thấy nước âm ấm thì bắt đầu ngâm chân. Bổ sung nước nóng thêm khi nước gừng ngâm chân nguội.

Ngâm chân bằng nước gừng là phương pháp hỗ trợ giúp cơ thể ấm áp sau khi cạo, vỗ dầu

Ngâm chân bằng nước gừng là phương pháp hỗ trợ giúp cơ thể ấm áp sau khi cạo, vỗ dầu

4. Lưu ý

- Người bị bệnh trước khi sử dụng phương pháp vỗ cạo dầu hỏa nên phát tâm sám hối, tác phúc cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho các chúng vong linh có duyên với bệnh. 
- Người bệnh không tác phúc cúng dường thì người vỗ cạo dầu hộ có thể cúng dường thay (Ví dụ: Con vỗ cạo dầu cho mẹ thì con cúng dường thay mẹ). Việc tác phúc hồi hướng giúp người bệnh sớm chuyển hóa bệnh và người vỗ cạo dầu hộ không bị đau giống người bệnh.

Các trường hợp chuyển hóa đau lưng, cổ vai gáy sau khi sử dụng phương pháp vỗ dầu hỏa

1. Chuyển hóa trường hợp đau cổ gáy nặng không tìm ra nguyên nhân để chữa trị

Phật tử Thân Thị Minh Tâm (Pháp danh Tịnh Hạnh) đang sinh hoạt tại đạo tràng Minh Quang Yên Thế chia sẻ trên nhóm Cảm nhận hạnh phúc mỗi ngày về sự chuyển hóa nghiệp đau cổ gáy của mình nhờ sử dụng phương pháp vỗ cạo dầu và tu tập Bài số 8.

>>> Chương trình tu tập cầu siêu hóa giải oán kết (bài 8) 

Chị Tâm bị đau mỏi cổ gáy dẫn đến đau đầu, đau xoang nặng, có ngày uống 6-8 viên Panadol extra mà không thể giảm đau. Chị đã đi khám ở các bệnh viện đại học Y Hà Nội, Việt Đức, Đa khoa Thu Cúc cơ sở 2, khám yêu cầu các bác sĩ có chuyên môn giỏi về thần kinh với rất nhiều phương pháp hiện đại mà không tìm ra nguyên nhân gây đau cổ gáy. 
Khi đủ duyên biết đến Phật Pháp và tu tập trong đạo tràng Minh Quang Yên Thế thuộc CLB Cúc Vàng, chị Tâm được hướng dẫn, sách tấn tu Bài 8 kết hợp vỗ dầu hỏa để hồi hướng chuyển hóa hiện tượng đau cổ gáy của mình. Chị chia sẻ: “Mỗi lần bị đau con lại sử dụng phương pháp vỗ dầu hỏa, chỉ một lúc là con thấy không còn đau nữa. Tu bài 8 đến ngày thứ 23, hiện tượng đau cổ gáy của con đã giảm đến 90%, kèm theo đó, hiện tượng đau đầu, đau xoang cũng giảm theo. Con xin tri ân Tam Bảo, con xin tri ân trên Sư Phụ cùng đại Tăng Ni và Cô Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng đã dẫn dắt chỉ dạy cho chúng con biết quay đầu để đi trên con đường chính đạo và biết tu tập để chuyển hóa được nghiệp khổ đau. Xin tùy hỷ các đạo hữu trong đạo tràng Minh Quang Yên Thế nói riêng và các đạo hữu trong CLB Cúc Vàng nói chung”.

Thân Thị Minh Tâm

 Phật tử Thân Thị Minh Tâm (chụp ảnh cùng con của mình) đã chuyển hóa bệnh đau cổ, gáy của mình bằng sử dụng phương pháp vỗ dầu hỏa

Được biết, chị Tâm bị đau cổ gáy đã hơn 10 năm. Từ khi tu tập, cạo vỗ dầu hỏa cho đến nay, hiện tượng mỏi phần sau gáy và đau đầu nhẹ thỉnh thoảng xuất hiện; những lúc như vậy chị bạch Phật, phát khởi tâm sám hối là sẽ không còn hiện tượng đó nữa. Nhận thấy được lợi ích của việc tu tập, chị Tâm đã xin tham gia sinh hoạt cùng đạo tràng Minh Quang Yên Thế và trở thành Phật tử được gần 6 tháng. Chị đang rất mong mỏi ngày đủ duyên được về chùa Ba Vàng - ngôi Nhà lớn trong lòng chị.

2. Chuyển hóa trường hợp bị đau lưng

Phật tử Phan Thị Quyên - một Phật tử trẻ đang sinh hoạt tại đạo tràng Minh Phổ đã chuyển hóa đau đốt sống lưng sau khi thực hành phương pháp vỗ dầu hỏa:

“Trước đây, con bị đau lưng trong khoảng thời gian khá lâu. Có những thời điểm, việc ngồi thiền rất khó khăn đối với con. Con chỉ ngồi được 5-7 phút, việc này cản trở rất nhiều đến sự tu tập của con. Khi ngồi làm việc, cơn đau khiến con thấy mình như bị lệch sang một bên làm con không được thoải mái và tập trung trong công việc. Thật may mắn khi con biết được phương pháp vỗ dầu hỏa, kết hợp tu tập sám hối mà Cô Chủ nhiệm hướng dẫn. Con đã được đạo hữu trong đạo tràng đập dầu tại chỗ đau ở lưng và các vị trí xung quanh. Đầu tiên, con cảm thấy đau nhưng sau khi đập xong thì lại có cảm giác rất nhẹ nhàng, thoải mái và hiện tượng đau đốt sống lưng đã chuyển biến rất tích cực, khiến việc sinh hoạt và làm việc của con cũng được cải thiện rất nhiều. Đến nay, sau hơn nửa năm sử dụng phương pháp đập dầu hỏa, con chưa bị đau lưng lại.

Con xin thành kính tri ân Cô chủ nhiệm, nhờ có Cô mà con biết được phương pháp vỗ dầu để chữa bệnh trên thân mà không tốn nhiều tiền ạ”.

Phật tử Phan Quyên (áo xanh) đã chuyển hóa đau đốt sống lưng sau khi thực hành phương pháp vỗ dầu hỏa

 Phan Quyên (áo xanh) đã chuyển hóa đau đốt sống lưng sau khi thực hành phương pháp vỗ dầu hỏa

Cô Nguyễn Thị Kim Liên, đang sinh hoạt tại đạo tràng Hiếu Giác bị đau lưng nặng do thoái hóa đốt sống đã 3 năm nay. Mỗi lần đứng lâu, lưng cô xuất hiện cơn đau co rút, hai đầu gối cô run rẩy muốn khuỵu xuống, lưng khọm không thể đi đứng thẳng. Tình trạng đau lưng gây bất tiện trong đi lại, làm việc. Do bị dị ứng thuốc tây nên phương pháp vỗ dầu là phương pháp hữu hiệu đối với cô Liên. Mỗi lần bị đau lưng mà có thời gian vỗ dầu, cơn đau của cô thường nhẹ ngay lập tức. Cô đứng thẳng lưng được, đi lại dễ dàng. Những vết u cục, bầm tím nổi lên rất nhiều khi vỗ dầu. Cô chia sẻ, nếu chịu khó ăn dưa chuột thì chỉ khoảng 2-3 ngày sẽ tan, nếu không thì lâu tan hơn.

Cô Nguyễn Thị Kim Liên đã chuyển hóa bệnh đau lưng do thoái hóa đốt sống bằng phương pháp vỗ dầu

 Cô Nguyễn Thị Kim Liên đã chuyển hóa bệnh đau lưng do thoái hóa đốt sống bằng phương pháp vỗ dầu

Qua sự chuyển hóa của bản thân, cô Liên gửi lời mong mỏi tất cả mọi người chăm chỉ thực hành phương pháp vỗ dầu này để chuyển hóa tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy của mình và nhiều hiện tượng khác nữa.

Trên đây chỉ là số ít những trường hợp đã được chuyển hóa nhờ sử dụng phương pháp vỗ dầu hỏa kết hợp tu tập. Tùy hỷ các đạo hữu đã áp dụng lời Đức Phật dạy, tinh tấn tu tập và đã có được kết quả an lành ngay trong hiện tại. Đức Phật dạy: "Pháp của ta, đến để thấy (thực hành), đem lại kết quả thiết thực hạnh phúc ngay trong hiện tại". Kính mời quý đạo hữu áp dụng và tự mình chứng thực sự nhiệm màu của phương pháp cạo vỗ dầu hỏa đối với tình trạng đau lưng, đau cổ vai gáy của mình.

=====

Từ nơi tâm nguyện Bồ đề chuyển tải Phật Pháp rộng khắp thế gian, từ sự tu tập của mình mà Tâm Chiếu Hoàn Quán thấy biết được các phương pháp hỗ trợ sức khỏe kết hợp với tu tập sám hối. Tâm Chiếu Hoàn Quán nguyện cho tất cả những ai áp dụng thực hành các phương pháp hỗ trợ chuyển hóa bệnh mà Tâm Chiếu Hoàn Quán hướng dẫn sẽ được chuyển hóa nghiệp bệnh trên thân, nếu chưa quy y Tam Bảo sẽ phát sinh duyên giác ngộ đời này đời sau được quy y Tam Bảo, nếu ai chưa phát tâm Bồ đề sẽ sớm phát tâm Bồ đề và tất cả đều được tinh tấn Bồ đề cầu Vô thượng đạo, làm lợi ích, hạnh phúc cho mình và cho chúng sinh.

Tâm Chiếu Hoàn Quán thỉnh đại chúng tuỳ duyên thực hành và chia sẻ cho mọi người dùng các phương pháp hỗ trợ sức khoẻ của Tâm Chiếu Hoàn Quán. 
Kính chúc đại chúng thân khoẻ, tâm an, giác ngộ chân lý!

Các bài nên xem: 

6,227 lượt xem
17/11/2021

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ