Lời Dẫn
Ông Công ông Táo theo quan niệm dân gian, là các vị thần linh có quyền lực cai quản việc nấu nướng… tại bếp ăn của gia đình. Với cách nhìn của Đức Phật, thì bất cứ vị trí địa lý nào và bất cứ sự việc gì cũng có sự có mặt của quỷ thần (thần linh): thần đất, thần cai ngày, thần cai đêm, thần cây, thần suối…
Trong kinh Địa Tạng, chúng quỷ vương (thần linh) có bạch Đức Phật rằng: “lũ quỷ vương chúng con, nếu thấy người nào làm việc thiện, thì chúng con sẽ giúp người đó làm thiện hơn, mà thấy kẻ nào làm ác, thì chúng con sẽ khiến kẻ đó làm ác nhiều hơn…”. Đức Phật có dạy cho các quỷ vương (quỷ thần, thần linh) rằng: “nếu thấy người nào làm thiện trong Phật Pháp, thì hãy giúp cho họ” và các chúng quỷ vương đã vâng lời Đức Phật. Đức Phật có dạy cho các thiện nam tín nữ Phật tử, nên thực hành tu thiện tâm, tu Phật Pháp và bố thí đến cho chúng bằng vật thí và phúc báu, để có được sự ủng hộ của chúng.
Người đệ tử Phật, thuận theo phong tục thế gian, ngày cúng ông Công ông Táo, nên thực hành lời Đức Phật dạy, bố thí vật thực đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và tu phúc để hồi hướng cho hết thảy các chúng chư Thiên, chư Thần Linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình, cũng như các vị chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình mình, đã hộ trì cho gia đình suốt năm qua, để kết nối thiện duyên trong Phật Pháp với chúng chư Thiên, chư Thần Linh và đây cũng là tu đức tôn trọng, biết ơn của người đệ tử Phật.
Trong phần đất ở của gia đình có rất nhiều chư vị chư Thiên, chư Thần Linh trú ngụ, nên khi cúng lễ chúng ta bạch khấn mời tất cả các vị chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình. Phật tử không nên chỉ mời có ông Công ông Táo hay thổ thần thổ địa.
Phật tử nên sắm lễ cúng bằng hương hoa trà quả thực chay tịnh, cùng cúng dường Tam Bảo tạo phúc lành hồi hướng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh có duyên với gia đình, trong ngày cúng lễ ông Công ông Táo.
Quý vị và các bạn có thể tải và in bản PDF tại đây (ấn vào tên bài):
Bài cúng ông Công ông Táo (Dành cho nhân dân Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa)
Bài cúng ông Công ông Táo (Dành cho Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa)
Xem thêm (ấn vào tên bài)
>>> Tổng hợp các bài văn khấn đầy đủ nhất cho 1 năm – 365 ngày
A. Hướng Dẫn Cúng Lễ Ông Công Ông Táo
1. Cách Thực Hành Nghi Lễ
a. Đối tượng làm chủ lễ
Chương trình dành cho hai đối tượng:
(1) Nhân dân và Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa
(2) Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa
Giải thích:
(1) Nhân dân và Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa: Nhân dân là những người chưa quy y Tam Bảo; Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa là những người đã quy y Tam Bảo, nhưng chưa phát tâm Bồ Đề tu lục hòa.
(2) Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa: Các Phật tử đã được phát nguyện Bồ Đề và phát nguyện tu sáu Pháp hòa kính là: 1. Thân hòa đồng trụ; 2. Khẩu hòa vô tránh; 3. Ý hòa đồng duyệt; 4. Giới hòa đồng tu; 5. Kiến hòa đồng giải; 6. Lợi hòa đồng quân.
Lưu ý: Thực hành nghi thức chung: Nếu trong gia đình, người đứng ra làm chủ sự nghi lễ là đối tượng nào thì sẽ dùng nghi thức dành cho đối tượng đó.
Ví dụ: Trong gia đình bố mẹ là đối tượng nhân dân nhưng con là đối tượng đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa, con đứng ra làm nghi lễ thì thực hành nghi lễ dành cho đối tượng là Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu lục hòa.
b. Nội dung chương trình
Chương trình gồm có 2 nội dung:
B. I. Dành cho trường hợp cúng lễ, nhưng không có thời gian tụng kinh.
B. II. Dành cho trường hợp cúng lễ, có thời gian tụng kinh.
2. Sắm Lễ – Bày Lễ
Sắm Lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.
– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm hoặc nếu không dùng hương đốt thì hướng tâm thành cúng lễ (hương tâm)
– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
– Thực: chay hoặc tam tịnh nhục.
+ Vật thực chay: rau, củ, quả. Khi làm cơm chay có thể có các thực phẩm chay mua sẵn hoặc tự chế biến từ rau củ quả.
+ Vật thực tam tịnh nhục: Tam là ba; Tịnh: thanh tịnh; Nhục: thịt. Ba nhân duyên dùng, thọ thực thịt chúng sinh đúng pháp, thanh tịnh.
Ba nhân duyên đó là: không tự tay giết chúng sinh để lấy thịt đó; không xui người khác giết chúng sinh để lấy thịt đó; không nghe thấy tiếng kêu của chúng sinh đó, khi chúng sinh đó bị giết.
Cách Bày Lễ
– Trước bát hương thờ Phật: quả, một bát cơm, một cốc nước.
Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.
– Trước bát hương thờ thần linh (chư Thiên, chư Thần, thổ công, thần đất…): quả, một bát cơm, một cốc nước.
– Trước bát hương thờ gia tiên: quả, một mâm cơm (chay, tam tịnh nhục) hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.
(Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh cũng có thể cúng tam tịnh nhục. Đức Phật và chư Thánh khi còn tại thế vẫn sử dụng vật thực tam tịnh nhục)
3. Tâm Khi Cúng Lễ
Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em, con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.
4. Pháp Khí
Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.
Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Mâm cơm chay cúng ông Công, ông Táo (ảnh minh họa)
B. Nghi Thức Cúng Lễ Ông Công Ông Táo
Quý đạo hữu thực hiện 1 trong 2 nghi thức dưới đây:
Nghi Thức Dành Cho Nhân Dân Và Phật Tử Chưa Phát Nguyện Bồ Đề Tu Lục Hòa
I. Cúng Lễ Không Tụng Kinh
1. Nguyện Hương
(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Nghi Thức Dành Cho Phật Tử Đã Phát Nguyện Bồ Đề Tu Lục Hòa
I. Cúng Lễ Không Tụng Kinh
1. Nguyện Hương
(Quỳ dâng hương hoặc cắm hương trước. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Nếu các Phật tử ở xa, muốn cúng dường về chùa Ba Vàng, nhưng không có điều kiện để về chùa, thì quý Phật tử khi cúng lễ xong, gom cất phần tịnh tài (tiền), để gửi ngay hoặc sau khoảng mấy tháng thì gửi.
Chùa Ba Vàng và Thầy Thích Trúc Thái Minh không dùng bất kỳ một tài khoản ngân hàng nào khác. Nếu quý vị muốn cúng dường, công đức về chùa Ba Vàng thì chỉ chuyển khoản vào một tài khoản duy nhất sau đây:
Quý vị kiểm tra thông tin cung cấp tài khoản tại trang chùa Ba Vàng ở đường link sau:
Thông Báo Số Tài Khoản Của Chùa Ba Vàng
Lưu ý: Nếu như sách nào có in số tài khoản mà không in đường link, mong quý vị xem xét và kiểm tra lại.
TÀI KHOẢN CHÙA BA VÀNG
– Số tài khoản: 0141005656888.
– Tên tài khoản: Chùa Ba Vàng.
– Ngân hàng: Vietcombank Quảng Ninh.
– Mã SWIFT (mã số khi chuyển khoản quốc tế): BFTV VNVX014.
Khi gửi xong thì nhắn tin vào số điện thoại để thầy biết 0981392858 (Sư thầy Thích Trúc Bảo Việt).
Nội dung tin nhắn
Nam mô A Di Đà Phật, con kính bạch Thầy! Tên con là… ở tại… Hôm nay là ngày… /…/… con vừa gửi vào tài khoản của nhà chùa số tiền là… để hồi hướng cho các vong linh… Con xin gửi danh sách để sư Thầy thỉnh vong linh ạ. Con cũng xin sư Thầy chứng minh và hồi hướng cho cả gia đình con luôn được sự gia hộ của chư Phật, hiện tại được… Con xin thành kính tri ân Thầy ạ! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Khi gửi tiền thì khấn
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư Thiên, Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỉ ủng hộ cho chúng con. Hôm nay là ngày… tháng… năm… con đi gửi tiền cúng dường Tam Bảo mà con đã bạch về chùa Ba Vàng, theo số tài khoản…. con xin hồi hướng công đức phúc báo này, cho các vong linh (gia tiên, thai nhi, oan gia trái chủ…) được về chùa Ba Vàng nghe học Phật Pháp sớm được siêu thoát, từ nay tới vô lượng kiếp về sau con cùng với các vong linh được tu tập theo giáo Pháp của Phật cho tới ngày được thành Phật, trong hiện tại con xin hồi hướng cho cha mẹ… được… hồi hướng cho con được (công việc… đọc ý mình ra)… Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
LIÊN HỆ
Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, kính mời quý đạo hữu liên hệ với:
Phật tử: Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):
– Ban Liên Lạc của Phật tử Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán): 0984243810
– Nhắn tin vào facebook:
Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):
facebook.com/PhamThiYen.TamChieuHoanQuan1970
– Đăng lên nhóm facebook:
Tâm Sự Cùng Cô Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán):
facebook.com/groups/PhamThiYenTCHQ
– Email: phamthiyen.tchq1970@gmail.com
Bình luận (9)
Đỗ Thị Hương
Con có câu hỏi xin được trả lời ạ. Hiện tại con là Phật tử đã quy y Tam Bảo tại chùa Ba Vàng. Con chưa vào đạo tràng ạ. Con đang tu tập theo bài số 8 để chuyển hóa bệnh tật ạ. con đang tu tập đến quyển trung nhưng giờ sắp hết năm con có nên gửi tịnh tài về chùa luôn hay là để tu hết quyển thượng rồi mới gửi ạ? Con đã tu quyển số 8 một lần và giờ đang tu tập lần 2 ạ. Và nhà con có chiếc xe cẩu đi làm ăn con muốn cầu bình an và may mắn thì con phải làm gì ạ?Con rất mong Ban Quản trị trả lời câu hỏi giúp con ạ?
Ban Quản trị
Ban Quản trị trang xin chào bạn Đỗ Thị Hương.
Ban Quản trị trang xin trả lời bạn như sau:
*Sau mỗi khóa lễ, bạn có thể gom cất phần tịnh tài (tiền), để gửi ngay hoặc sau khoảng mấy tháng thì gửi. Bạn có thể chuyển khoản về chùa, rồi gửi tin nhắn báo lại cho các Sư Thầy để các Thầy làm lễ cho bạn nhé.
Bạn tham khảo hướng dẫn tại link:
Thông báo số tài khoản của chùa Ba Vàng
*Về việc cầu bình an và may mắn, Ban Quản trị mời bạn tham khảo các đường link dưới đây:
Muốn cả năm may mắn, bạn cần nhớ điều này!
Nghi thức tu tập cầu an
*Ngoài ra, bạn có thể tham gia sinh hoạt trong đạo tràng gần khu vực bạn đang sinh sống để được đạo tràng hướng dẫn chi tiết về cách tu tập và học Phật nhé.
Bạn có thể cho Ban Quản trị xin thông tin liên hệ bao gồm:
– Họ tên:
– Số điện thoại:
– Địa chỉ (bao gồm: xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố):
Ban Quản trị sẽ gửi bạn thông tin đạo tràng thuộc chùa Ba Vàng gần bạn nhất để đạo tràng hướng dẫn bạn tu tập.
Chúc bạn cùng gia đình luôn an lạc và hạnh phúc!
La Thị Thìn PD. Diệu Hậu
Phật tử hoan hỷ lắm ạ! Được Sư Phụ, đại Tăng và Cô Chủ Nhiệm hướng dẫn thực hiện các bài nghi thức cúng rất ý nghĩa và lợi ích ạ. Con xin thành kính tri ân công đức trên Sư Phụ, đại Tăng và Cô Chủ Nhiệm ạ
Vũ Thị Lâm
Con xin thành kính tri ân Sư Phụ cùng chư tôn đức Tăng và Cô Chủ Nhiệm ạ
trương thị loan
kính gửi ban quản trị ạ . em có câu hỏi mong ban quả trị trả lời giúp em ạ
1. ngày 20/12/2018 này em về nhà mới em phải làm lễ về nhà mới như thế nào cho đúng ạ . ban quản trị cho em xin bài khuấn về nhà mới với ạ
2. khi về nha mới mình làm lễ bốc bát hương thế nào ạ?
em xin thành kính tri ân công đức của thầy và tất cả phật tử chùa ba vàng ạ
Ban Quản Trị
Chào bạn, Ban Quản Trị xin trả lời bạn nhé!
Cô Phạm Thị Yến đã từng trả lời về việc làm lễ lên nhà mới, bạn làm hướng dẫn dưới đây bạn nhé:
“Về nhà mới em làm lễ theo bài cúng tuần rằm mùng một, nhưng khi khấn thì thay lý do buổi lễ là được, em tụng kinh ĐIỀM LÀNH và kinh CÚNG LINH”.
Đây là đường link bài cúng rằm mùng 1, bạn nhé:
https://phamthiyen.com/bai-cung-ram-mong-1-tet-gio-giao-thua/
Hằng
Kính gửi Ban quản trị! tôi có 2 câu hỏi mong được giải đáp đó là:
1. bánh chưng thường có nhân thịt, như vậy nếu sắp bánh chưng vào mâm cơm chay để cúng vào ngày ngày tết thì có được hay không hay phải gói bánh chưng chay? Nếu phải gói bánh chưng chay thì khi luộc bánh có luộc chung với bánh nhân mặn được không?
2. Khi nấu đồ ăn chay để cúng thì có được dùng hành khô và tỏi khô để làm gia vị hay không?
Ban Quản Trị
Chào bạn, ban quản trị xin trả lời bạn nhé!
Bạn nên gói bánh chưng chay và luộc bánh chưng vào nồi riêng ạ.
Khi nấu đồ ăn chay để cúng, được dùng hành khô và tỏi khô để làm gia vị bạn nhé!