Ba đức sáu vị trong thờ cúng

Kính thưa quý đạo hữu! Trong các bài cúng ở chùa, chúng ta thường nghe nói rằng: “Ba đức sáu vị. Cúng Phật và Tăng. Pháp giới hữu tình. Thảy đều cúng dường”.

“Ba đức" gồm những gì?

1. Đức sạch sẽ

Đức đầu tiên là đức sạch sẽ. Bàn thờ của chúng ta phải dọn sạch sẽ. Chúng ta không được theo thói cũ là ngày 23 Ông Táo mới nhổ chân hương, tỉa chân hương hay bao sái bát hương,... mà chúng ta có thể tỉa chân hương hằng ngày. Ví dụ: Một ngày bình thường, chúng ta trước khi thắp hương thì chắp tay bạch rằng: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (hoặc Nam mô A Di Đà Phật), con xin phép được bao sái bát hương ạ”. Sau đó, chúng ta nhổ chân hương cũ đi và thắp nén hương mới vào.

Phần chúng ta muốn dâng cúng là phần hương thơm của nén hương chứ không phải phần chân hương. Còn chúng ta có phước hay không có phước là do nhân quả của chúng ta trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Khi chúng ta dâng cúng bằng đức sạch sẽ thì chúng ta có được tâm thanh tịnh, trong sáng hơn vì chúng ta muốn dâng cúng tất cả những hương thơm tới chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Tăng, chư Thiên, chư Thần, chư Hộ Pháp, cũng như các chúng hương linh. Cho nên, đức sạch sẽ rất quan trọng. Tất cả đồ vật cúng chúng ta đều phải rửa sạch sẽ để chúng ta dâng cúng. Chúng ta có thể nhấc bát hương ra để chúng ta bao sái sạch sẽ, sau đó chúng ta đặt lại vào vị trí cũ. Cho nên, chúng ta thoải mái sửa soạn bàn thờ thật sạch sẽ và trang nghiêm.

ban-tho
Đức đầu tiên là đức sạch sẽ. Bàn thờ của chúng ta phải dọn sạch sẽ

2. Đức thanh tịnh

Đức thứ hai là đức thanh tịnh. Trong đức thanh tịnh gồm có ba đức: kính Phật, trọng thần, hiếu dưỡng gia tiên.

Thứ nhất, khi dâng cúng chúng ta phải có đầy đủ tâm cung kính đối với chư Phật. Mình cúng Phật là do mình cảm được đức của Phật đối với chúng sinh; mình cảm được trí tuệ cao siêu của Phật. Vì Ngài mà chúng ta có giáo Pháp để chúng ta thực hành nên chúng ta phải biết ơn và cung kính đối với Phật. Đó là đức cung kính.

Thứ nữa, chúng ta cúng chư Thiên, chư Thần linh, chúng ta phải dùng đức tôn trọng và kính quý. Bởi vì các vị ấy có duyên hộ trì cho những người tu theo Phật Pháp và hộ trì cho gia đình chúng ta. Những vị có phước báo, có năng lực chúng ta gọi là Thần linh. Những vị ở trên mảnh đất của gia đình nhà mình chúng ta gọi là thổ địa. Những vị ủng hộ gia đình mình trong các việc thiện, trợ giúp cho gia đình mình trong công việc làm ăn, phát triển kinh tế cho nên mình gọi là thần tài.

Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng có thần tài để phù hộ, nếu mà có thần tài phù hộ thì đã không có việc làm ăn phá sản. Thực chất, các vị ấy là quỷ thần hay Thần linh có oai lực, nhưng do chúng ta làm các việc cấu uế nên các vị ấy không theo để hộ trì chúng ta. Vì thế, muốn các vị có oai lực, oai đức hộ trì cho mình thì mình phải làm các việc thiện, hoặc mình phải có nhiều phước lành lớn, mình đi giúp đỡ người này, giúp đỡ người kia,... thì các vị ấy sẽ theo đó mà hộ trì cho mình để mình có nhiều duyên phước làm ăn hơn. Cho nên, các vị đó gọi là thần tài. Chúng ta với lòng kính trọng các vị ấy luôn luôn giúp đỡ và hộ trì cho chúng ta nên chúng ta dâng cúng các đồ vật thực đến cho các vị ấy. Đó là đức kính Phật, trọng thần.

Tiếp theo là hiếu dưỡng gia tiên, cúng lễ cho các hương linh gia tiên, đó là đức hiếu. Một người đệ tử Phật khi đặt đồ dâng cúng lên cho gia tiên, tiền tổ, chúng ta phải hướng tới được phần công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Có tổ tiên thì mới có mình, cho nên chúng ta phải lấy tâm hiếu đó để dâng cúng.

mam-com-cung-chay
Trong đức thanh tịnh gồm có ba đức: kính Phật, trọng thần, hiếu dưỡng gia tiên.

3. Đức đúng Pháp

Chúng ta dâng cúng cái gì, người được dâng cúng thọ nhận được cái đó, gọi là dâng cúng đúng Pháp. Ví như chúng ta ốm, bác sĩ cho chúng ta thuốc và thuốc đó chữa được khỏi bệnh thì gọi là đúng thuốc, thuốc cứu được bệnh. Còn chúng ta dâng đồ cúng đến cho gia tiên muốn cho gia tiên, tiền tổ cùng các hương linh của gia đình mình hết đói, đó là cứu bệnh đói, bệnh khổ. Đối với chư Phật, các Ngài không thọ dụng vật thực, cho nên cái gì nuôi sống chúng ta thì chúng ta dâng cúng lên các Ngài, đó là bát cơm, chén nước,... với lòng thành kính dâng: “Đồ vật thực này đã nuôi sống chúng con, chúng con xin thành kính dâng lên cúng Phật”. Còn hoa quả là tùy vào điều kiện của chúng ta.

Thực chất, chúng ta dâng đồ cúng đến các vị chư Thiên, chư Thần linh, tuy rằng các vị ấy có phước nhưng các vị ấy cũng không thọ nhận đồ dâng cúng của chúng ta; hoặc nếu có vị nào ít phước hơn thì các vị ấy cũng chỉ thọ nhận một phần nhỏ. Thế nhưng, các vị ấy hoan hỷ với tâm của chúng ta biết tôn trọng các vị ấy. Vì từ tâm thiện lành đó, chúng ta làm các việc phước lành thì các vị đó hộ trì cho chúng ta được thành công, hoặc các vị cũng gia hộ cho chúng ta gặp được những điều thiện lành để mình thực hành cho mình được phước lành. Cho nên, chúng ta thường cúng khấn là chư Thiên, chư Thần linh hộ trì cho chúng con, nhưng thực chất các Ngài chỉ hộ trì cho việc làm thiện mà thôi.

Trong các buổi lễ, chúng ta cúng cho hương linh, ngạ quỷ thì chúng có thọ nhận được đồ ăn của chúng ta hay không? Khi cúng tế, chúng ta không nên sát sinh, mà nên làm đồ chay để cúng tế. Trong bài kinh Tế Đàn, Đức Phật có dạy: Ở đâu có sát hại chúng sinh, có máu thịt chúng sinh thì chư Phật, chư Thánh không giáng đàn (tức là không tới nơi đó).

mam-cung-tet-doan-ngo-1
Khi cúng tế, chúng ta không nên sát sinh, mà nên làm đồ chay để cúng tế

Khi chúng ta cúng lễ, chúng ta nên có phong bì và tùy tâm đặt tiền vào đó để cúng dường hồi hướng cho gia đình mình trong các công việc hiện tại, hoặc là về sức khỏe,... Phần tiền này chúng ta có thể đặt bên phần cúng Phật, hoặc đặt lên một cái đĩa riêng hay đặt chung vào đĩa hoa quả cũng được. Còn một phần phong bì, chúng ta đặt bên phía Thần linh, chúng ta tùy tâm cúng dường nhiều hoặc ít. Cho nên, trong bài kinh Cúng Thí, Đức Phật dạy rằng: Mình dâng đồ chúng đến chúng nào, dù dưới đất hay hư không, các vị đó khi nhận được đồ thí đều phát tâm hộ trì cho người bố thí. Vì thực hành lời Phật dạy nên chúng ta cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc lành đến cho các vị chư Thiên, chư Thần, mong các vị ấy được tăng trưởng phúc lành, tu tập Phật Pháp để hộ trì cho gia đình mình trong các việc thiện lành được thành công, tốt đẹp.

Còn một phần tiền chúng ta nên cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc lành đó đến cho các hương linh gia tiên tiền tổ, hoặc tên của các hương linh mà mình cần cúng trong ngày giỗ, các hương linh trên đất, các cô hồn ngã quỷ đang cản trở trong các công việc của chúng ta,... Các cô hồn ngã quỷ là do trong tiền kiếp chúng ta làm hại họ nên nay đầy đủ nhân duyên họ theo báo oán chúng ta, khiến chúng ta bị quả báo. Chúng ta xin cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc lành cho họ cũng là một cách chân thật sám hối với các hương linh.

do-cung-le
Khi chúng ta cúng lễ, chúng ta tùy tâm có phong bì để cúng dường hồi hướng cho gia đình mình trong các công việc hiện tại

Sáu vị trong thờ cúng

Sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt. Thường thì chúng ta hay nấu một bát canh, pha một cốc nước chè, trong đó bốc lên những mùi hương đủ sáu vị hương đó. Nhờ đó, mình mong mỏi cho hương linh nhà mình được no đủ. Cho nên, Yến thường cúng đồ cúng rất đơn giản, cúng bát cơm và cốc nước, còn đâu đặt tiền cúng dường hồi hướng cho các hương linh để họ được ăn uống những đồ mình đã cúng.

Yến xin chúc quý đạo hữu chúng ta khi thực hành cúng tế, lễ ở tại gia được đúng như chính Pháp của Phật để lợi ích cho người còn sống và hương linh những người đã mất.

bat-com-cung
Chúng ta nên cúng bằng nước chè bởi vì trong nước chè có các hương vị: đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt

Các bài nên xem:

-
aa
+
3,723 lượt xem
10/01/2022

Bình luận

Phản hồi cho Hủy bỏ